Những huyện nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 93 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Những huyện nông thôn mới

3.4.3.1. Huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang được công nhận huyện nông thôn mới năm 2015, theo Quyết định số 1925/QĐ-TTg, ngày 6/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2011 đến 2015, các nguồn vốn huy động thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hiệp hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong dân lên đến trên 700 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, từ năm 2011 đến năm 2015, huyện Tân Hiệp nâng cấp, mở rộng và bê tông hóa trên 170 km đường giao thông nông thôn, nâng tổng số chiều dài đường giao thông trên 500km. Toàn huyện có 65 nhà văn hóa tại các ấp, khu phố; tỷ lệ sử dụng điện đạt 100%, đến năm 2015, huyện Tân Hiệp hoàn thành việc xóa nhà tạm bợ thay vào đó là nhà kiên cố đạt 100%, trong đó có 80% hộ dân có nhà đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 6,5% đến năm 2015 chỉ còn 2,81 hộ nghèo và đến năm 2018, huyện Tân Hiệp chỉ còn dưới 2% hộ nghèo.

3.4.3.2. Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, được công nhận huyện nông thôn mới năm 2018, theo Quyết định số 900/QĐ-TTg, ngày 18/07/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Huyện Vĩnh Thạnh có 9 xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có 3 xã năm trong vùng TGLX. Từ năm 2011 đến tháng 6/2018, được đầu từ hàng trăm tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến tháng 6 năm 2018, huyện Vĩnh Thạnh có 9/9 xã được Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ công nhận xã nông thôn mới. Qua 7

86

thành 6 tuyến đường do huyện quản lý bằng vật liệu cứng (100%) với tổng chiều dài 35,08km. Từ năm 2011, huyện đã thực hiện 237 công trình thủy lợi nội đồng với vốn đầu tư 223 tỷ đồng. Về y tế, toàn huyện đạt tỷ lệ 3,56 bác sỹ/1 vạn dân; kết cấu hạ tầng và các cơ sở phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao tại các xã trong huyện cũng đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

3.4.3.3. Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, hoàn thành chương trình xây dựng huyện nông thôn mới năm 2018.

Ngày 31/07/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 956/QĐ-Ttg về việc công nhận huyện Thoại Sơn, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Qua 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011 – 2018), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã được đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân không ngừng phát triển và nâng cao.

Đến năm 2018, toàn huyện có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; đường liên xã, liên ấp được bê tông hóa 100%, huyện có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, có 14/14 trạm y tế xã, thị trấn, phục vụ thiết thực việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây cũng là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người 47.425 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang chỉ còn 1,38%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)