7. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Giai đoạn 2001 đến 2011
Những năm đầu thế kỷ XXI, các tỉnh trong vùng TGLX đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm khuyến nông tỉnh, các trạm khuyến nông huyện. Cán bộ, kỹ sư nông nghiệp phát huy vai trò là người hướng dẫn, tuyên truyền đến nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao
71
chất lượng lúa, gạo. Hàng ngàn cuộc hội thảo, tập huấn, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được triển khai tại các địa phương vùng TGLX.
Hàng loạt chương trình tư vấn cho nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng được triển khai thực hiện đại trà tại vùng TGLX thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011, như: chương trình “ba giảm, ba tăng”, chương trình “một phải, năm giảm”. Đây là các chương trình được đánh giá cao về tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất lúa, giúp người nông dân vùng TGLX giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh cộng đồng.
Chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, tiếp tục vận dụng sáng tạo các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, vào sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời đưa hết diện tích đất hoang hóa vùng TGLX vào sản xuất nông nghiệp.
Năm 2005, sản lượng lúa toàn vùng đạt hơn 3,5 triệu tấn, trong đó tỉnh An Giang 2,14 triệu tấn và Kiên Giang 1,3 triệu tấn. Giai đoạn 2005 – 2010, tăng lên 4,2 triệu tấn, chỉ sau 1 năm đó (2011) đạt đến 4,73 triệu tấn, trong đó An Giang 2,7 triệu tấn và Kiên Giang đạt hơn 2 triệu tấn lương thực. Đến thời điểm năm 2011, sản lượng lúa toàn vùng TGLX chiếm tỷ lệ 61% so với sản lượng lúa 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang và chiếm 21% sản lượng lúa toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. [83, tr.4-5]
Dưới đây là số liệu về sản lượng lúa từng huyện, thành phố của 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang thuộc vùng TGLX trong giai đoạn 2005 đến 2011, như sau:
72
Tỉnh An Giang: Năm 2005: 2.146.830 tấn; năm 2010: 2.511.642; Năm 2011: 2.717.353 tấn lúa
Bảng 3.1. Sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2005 - 2011
STT TÊN HUYỆN NĂM 2005 ĐV: tấn NĂM 2010 ĐV: tấn NĂM 2011 ĐV: tấn 1 Tp. Long Xuyên 74.206 71.376 74.883 2 Tp. Châu Đốc 93.253 108.445 129.381 3 H. Châu Phú 487.601 554.889 585.974 4 H. Tịnh Biên 178.193 227.211 261.413 5 H. Tri Tôn 354.188 486.239 524.601 6 H. Châu Thành 368.383 411.276 448.842 7 H. Thoại Sơn 591.007 652.206 692.259 Cộng 2.146.830 2.511.642 2.717.353
Nguồn: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật An Giang, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ (2012)
Tỉnh Kiên Giang: Năm 2005: 1.305.312 tấn; năm 2010: 1.775.434;
năm 2011: 2.020.004 tấn.
Bảng 3.2. Sản xuất lúa tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011
STT TÊN HUYỆN NĂM 2005 ĐV: tấn NĂM 2010 ĐV: tấn NĂM 2011 ĐV: tấn 1 Tp. Rạch Giá 77.301 69.574 76.125
73 2 Tp. Hà Tiên 1.090 1.444 1.499 3 H. Kiên Lương 183.748 128.800 154.124 4 H. Hòn Đất 565.700 813.504 876.867 5 H. Giang Thành 334.172 6 H. Tân Hiệp 477.464 490.739 568.267 Cộng 1.305.312 1.775.434 2.020.004
Nguồn: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật An Giang, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ (2012)
Theo biểu số 2: Năm 2009, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang được tách ra để thành lập huyện Giang Thành. Vì vậy trên khung này (biểu 2), năm 2005 sản lượng lúa của Giang Thành không thể hiện, nhưng trên thực tế, sản lượng lúa của Giang Thành nằm trong sản lượng lúa của huyện Kiên Lương. Đối với năm 2010, do huyện mới thành lập nên Giang Thành lúc đó chưa kịp tách ra sản lượng lúa.