7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến 2018
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011 – 2016 và Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2010 - 2015, vùng TGLX có điều kiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao sản phẩm nông sản, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm nâng cao năng suất, sản lượng lương thực. Tỉnh An Giang chọn 8 sản phẩm nông nghiệp đưa vào sản xuất, đặc biệt chú trọng vùng đất có tiềm năng lớn là TGLX. Tỉnh này cũng đã ban hành Nghị quyết thực hiện giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
74
trọng thực hiện tốt khâu tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa, hoa màu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉnh An Giang xác lập vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thoại Sơn với 888,9ha; vùng sản xuất lúa GlobalGap tại huyện Châu Phú 24.000ha; vùng sản xuất lúa chất lượng cao – lúa thơm theo mô hình cánh đồng lớn 36.368ha; tại thành phố Long Xuyên cũng có hơn 1.000ha được đưa vào ứng dụng công nghệ cao…Từ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đến năm 2018, vùng TGLX thuộc tỉnh An Giang đạt năng suất từ 5,7 đến 5,9 tấn/ha. Đáng chú ý là lợi nhuận bình quân trong sản xuất của người nông dân từ 3,3 triệu đồng đến 5,4 triệu đồng/ha [67]. Đạt được kết quả này, đã thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ là đảm bảo người nông dân có lời 30% trong sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống.
Tại tỉnh Kiên Giang, từ năm 2010 đến nay, tỉnh này luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực (chiếm 10,10% cả nước và 17% so với đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa), trong đó, vùng TGLX đóng góp một phần đáng kể, chiếm gần 50% sản lượng toàn tỉnh. Từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỉnh Kiên Giang ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiện đại, hiệu quả. Đáng chú ý là các mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn được áp dụng trên các địa bàn trọng điểm về sản xuất lúa, có hiệu quả kinh tế cao. Chương trình VietGap, Kiên Giang quy hoạch và đưa vào sản xuất 120.000ha, trong đó có đến hơn 50% ứng dụng trên vùng TGLX là các huyện Hòn Đất, Châu Thành và thành phố Rạch Giá.
Cùng với sản xuất lúa, hoa màu theo mô hình mới, đạt hiệu quả kinh tế cao, tỉnh Kiên Giang có nhiều doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng sản xuất lúa bằng phương pháp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An - Kiên Giang được chính
75
quyền tỉnh Kiên Giang giao đất với diện tích 800ha và 5.200ha đất của nông dân liên kết, thực hiện Dự án “Vùng sản xuất lúa sạch và lúa hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao” trên cánh đồng lúa xã Bình Giang, huyện Hòn Đất thuộc vùng TGLX, tỉnh Kiên Giang. Năm 2018, Công ty đã san ủi hoàn chỉnh 763 ha đất để trồng lúa sạch và lúa hữu cơ. Năm 2018, doanh nghiệp này đã trồng lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ 100ha, được tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận. Trước đó, vào năm 2017, sản phẩm lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP 615 ha cũng đã được tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận.
Với diện tích thực hiện dự án, công ty đã đào đắp toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng của 800 ha đất được nhà nước giao cấp, có lắp đặt đầy đủ hệ thống bơm điện để chủ động cấp và thoát nước. Năm 2019, Công ty này đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp đồng hành trong chuỗi liên kết. Công ty đã ký kết hợp đồng với các hợp tác xã, nông dân nhiều vụ mùa liên tục, thực hiện có hiệu quả cánh đồng lớn liên kết được gần 1000 ha diện tích đất của nông dân. Công ty cung cấp toàn bộ vật tư giống, phân, thuốc bảo vệ thực hiện cho nông dân được trả chậm 4 tháng không tính lãi và thu mua toàn bộ lúa tươi tại ruộng với giá cao ổn định.
Từ năm 2001 đến năm 2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đẩy mạnh khai thác đất với các mô hình thâm canh tổng hợp, có 60 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được thuê 5.993,24ha đất tại huyện Hòn Đất và Kiên Lương để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Các mô hình làm ăn đạt hiệu quả như: mô hình trồng tràm kết hợp nuôi cá; mô hình trồng lúa, trồng cỏ kết hợp với nuôi bò thịt…đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê chuyên ngành của các tỉnh vùng TGLX, năm 2018 tỉnh An Giang sản xuất hơn 235.000 ha, sản lượng 3,9 triệu tấn lúa (vùng TGLX
76
các địa phương vùng TGLX vẫn đóng vai trò chủ lực, đóng góp hơn 1,6 triệu tấn. Điển hình là huyện Hòn Đất đạt sản lượng gần 1 triệu tấn, chiếm gần ¼ sản lượng toàn tỉnh; huyện Kiên Lương đạt 265.400 tấn; huyện Giang Thành 404.600 tấn.