7. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Vai trò của hệ thống thoát lũ trong khai thác vùng Tứ giác Long
Long Xuyên
Hệ thống thoát lũ ra biển Tây và kiểm soát lũ vùng TGLX cơ bản hoàn thành vào năm 2000 và hoàn thiện trong giai đoạn 2001 – 2010, đã có tác động tích cực trong việc ngăn mặn, xả lũ, tháo chua, rửa phèn, chống xâm nhập mặn vào nội đồng TGLX. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh vùng TGLX và góp phần giải quyết bài toán thoát lũ nhanh ở khu vực Nam sông Hậu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Những thành tựu mang lại trong 12 năm khai thác, phát triển vùng TGLX giai đoạn 1988 - 2000, đã khẳng định công trình thoát lũ ra biển Tây và hệ thống kiểm soát lũ TGLX, đóng vai trò quan trọng trong khai thác vùng đất TGLX. Điển hình là trận lũ lớn năm 2000, năm 2001 nhiều nơi khác phải chịu thiệt hại nặng nề, trong khi đó tại vùng TGLX, bảo vệ an toàn 2 vụ lúa
60
Đông – Xuân và Hè – Thu, nhiều địa phương trong vùng còn đưa cả vụ 3 vào sản xuất vẫn đạt hiệu quả cao cả về năng suất, chất lượng và sản lượng lúa.
Hệ thống thoát lũ ra biển Tây và kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long cũng đã đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc lấy một lượng phù sa đáng kể từ sông Hậu đưa về vùng TGLX, làm vùng đất này trở thành vùng đất màu mỡ, đồng lúa bạt ngàn. Diện tích đất hoang hóa, chua, phèn mặn nhanh chóng được cải tạo, chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ nhanh chóng đưa vào khai thác và phát triển sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản.
Công trình thoát lũ và kiểm thoát lũ TGLX, đóng vai trò là quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, an toàn và phục vụ thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân trong và ngoài vùng TGLX.
Hệ thống thoát lũ và kiểm soát lũ TGLX còn đóng vai trò là một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và đưa vào khai thác hiệu quả các đê bao kiểm soát lũ triệt để trên vùng TGLX.
Một vai trò quan trọng của hệ thống thoát lũ này còn góp phần tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong chiến lược đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc khu vực biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Tiểu kết chương 2
Từ năm 1988 đến năm 2001, Trung ương và các địa phương tập trung chủ yếu là xây dựng kết cấu hạ tầng và ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng TGLX phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đáng chú ý nhất là hoàn thành hệ thống thoát lũ ra biển Tây, lũ lụt hàng năm ở vùng này dã được kiểm soát chặt chẽ. Người dân vùng TGLX không còn sợ cảnh lũ lụt
61
tàn phá, thất mùa như trước năm 2001. Đời sống nhân dân trong vùng không ngừng được cải thiện, năng suất và sản lượng lúa ở 3 tỉnh, thành là An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ liên tục tăng cao, đóng góp tỷ trọng lớn trong xuất khẩu lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Đến năm 2001, những khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác vùng TGLX đã được khắc phục; diện tích đất hoang hóa giảm dần, diện tích trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng với năng suất năm sau cao hơn năm trước và đã có lúa gạo với sản lượng, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.
62
CHƯƠNG 3
QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2018