7. Cấu trúc luận văn
3.4. Quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến 2018
80
từng bước thay da đổi thịt, diện mạo mới trên vùng TGLX đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với các chính sách của tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Điều nhận rõ nhất là đời sống nhân dân vùng này đã ổn định, từ năm 1988 chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, đến năm 2010 đã nâng lên 2 – 3 vụ; đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng TGLX cũng được cải thiện và nâng cao từng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa thể bền vững với lý do các lĩnh vực phát triển không đồng đều, trong khi đó, nhà nước chưa có quy chuẩn cụ thể để xác định mức sống người dân. Chủ trương và biện pháp xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ, chính là thước đo trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong cả nước, trong đó có vùng TGLX.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhiệm kỳ 2006 – 2011 của Đảng, ngày 5/8/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Bảy (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong nghị quyết này, Đảng chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ…cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình….nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp công tạo điều kiện để nông
81
dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]
Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn là điều kiện và cơ hội để vùng TGLX phát triển nhanh và đồng bộ, đời sống nhân dân trong vùng nhanh chóng được cải thiện.
Ngay sau khi tiếp thu chính sách này, từ năm 2011 các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ bắt tay vào công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới cho từng huyện, từng xã trong vùng TGLX. Căn cứ vào Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương tiến hành rà soát lại các tiêu chí hiện có, các tiêu chí chưa đạt để định hướng cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong 2 năm 2011 – 2012, toàn vùng có 82/82 xã hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các địa phương và phát động phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, 3 tỉnh trong vùng TGLX đã đẩy mạnh công tác đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn; tập trung đào tạo, tập huấn đội ngũ làm công tác xây dựng nông thôn mới; tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Để thúc đẩy quá trình khai thác và phát triển nhanh các xã nằm trong vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ, ở các xã biên giới vùng TGLX thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang và An Giang được hưởng lợi từ nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc làm thủy lợi, hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất lúa và hoa màu; xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, từ đó đời
82
Để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững các xã vùng biên giới, ngày 29/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết 29/NQ-CP về việc điều chỉnh một số địa giới hành chính các xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thành lập huyện mới Giang Thành. Huyện này có diện tích tự nhiên trên 40.000ha, dân số trên 30.000 người, bao gồm 5 xã biên giới, nghèo nhất trong tỉnh Kiên Giang thời điểm đó. Thế mạnh của Giang Thành, chủ yếu là sản xuất lúa và nuôi thủy sản nước lợ, nuôi tôm công nghiệp.
Với truyền thống đoàn kết của dân tộc và sự quyết tâm cao độ của Huyện ủy, UBND huyện cùng với sự chung sức chung lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, trải qua chặng đường 10 năm vượt khó, Giang Thành hôm nay đã có bước phát triển nhảy vọt, diện mạo nông thôn từng bước đã thay da đổi thịt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Năm 2009, giá trị sản xuất của huyện Giang Thành đạt trên 2.200 tỷ đồng, sau 10 năm xây dựng và phát triển, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản toàn huyện đạt trên 4.200 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với năm đầu mới thành lập (năm 2009). Đó là thành tựu rất cao, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng bộ, quân và dân huyện biên giới Giang Thành.
Điển hình là vùng đất Rọc Xây, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, trước năm 2009, khi đưa dân về đây sản xuất và sinh sống, nhà nước phải hỗ trợ gạo ăn, giống vốn sản xuất, nhưng do ở đây là đất nhiễm phèn mặn rất nặng, bà con thường xuyên bị thất mùa, đời sống khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện Giang Thành, đến nay, Rọc Xây trở thành đồng lúa có năng suất và sản lượng cao, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh, đáng kể.
83