Lũ lụt Đồng bằng sông Cửu Long và Tứ giác Long Xuyên trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Lũ lụt Đồng bằng sông Cửu Long và Tứ giác Long Xuyên trước

giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nghèo ở các địa phương trong tỉnh về đây lập nghiệp và sinh sống.

Ngày 11/5/1994, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 326/QĐ-UB, tiếp tục giao phần đất có diện tích 6.448,58ha, nằm trong khu vực quy hoạch đất lâm nghiệp tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cho Sư đoàn bộ binh 4, Quân khu 9 để thực hiện dự án

trồng rừng khu vực này. Tại Điều 2, UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ: “khi

tỉnh Kiên Giang có yêu cầu, Sư đoàn 4 – Quân khu 9 phải giao lại cho địa phương quản lý và sử dụng”.

2.3. Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng vùng Tứ giác Long Xuyên

2.3.1. Lũ lụt Đồng bằng sông Cửu Long và Tứ giác Long Xuyên trước năm 2000 năm 2000

Do đặc điểm là vùng đất ngập lũ hàng năm và là vùng đất hoang hóa, nhiễm phèn, mặn rất nặng nên cần phải giải quyết vấn đề “thoát lũ” và “ngọt hóa” toàn vùng TGLX để thực hiện các chủ trương, chính sách bố trí dân cư

46

Ở thời điểm năm 1997, toàn vùng TGLX có đến 253.186ha/489.935ha đất bị nhiễm phèn và 12.100ha bị nhiễm mặn, chiếm tỷ lệ trên 50% diện tích đất tự nhiên của vùng TGLX. Thực trạng này là một thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo, quản lý ở Trung ương và các địa phương vùng TGLX cùng các nhà khoa học trong nước trong việc khắc phục nhanh chóng và triệt để tình trạng này, nhằm cải tạo vùng đất xấu, sản xuất kém hiệu quả để trở thành một vùng đất màu mỡ, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất. [74]

Trước năm 2000, tình hình lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vùng TGLX diễn biến phức tạp. Hàng năm lũ về vùng TGLX tàn phá nặng nề về cơ sở vật chất, công trình giao thông thủy lợi, thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản nhân dân địa phương. Có những năm lũ gây thiệt hại lớn hoặc mất trắng diện tích sản xuất lúa, hoa màu, ao nuôi trồng thủy sản của nhân dân trong vùng TGLX.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, những trận lũ mà các nhà khoa học gọi là lũ lớn hoặc lũ lịch sử có thể kể đến là:

Lũ lịch sử năm 1961

Lũ lịch sử năm 1961 là trận lũ có đỉnh cao nhất trong vòng 45 năm, đáng chú ý là có 2 trận bão lớn năm này, mưa lớn vùng hạ Lào và Campuchia, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trận lũ này. Lượng mưa tháng 8 và tháng 9/1961 đo được là từ 500 đến 700mm/tháng. Từ đầu tháng 7 đến tháng 8 năm 1961, nước lũ dao động 2,5 đến 3,0m tại Châu Đốc thuộc vùng TGLX. Từ cuối tháng 8 nước lũ lên nhanh hơn cường suất 7cm/ngày và lên liên tục trong vòng 10 ngày rồi lên chậm lại và duy trì 1 tháng. Đỉnh lũ cao nhất đo được tại Châu Đốc là 4,9m, duy trì 53 ngày, sau đó, rút trong từ 10 đến 15 ngày.

47

Lũ lụt năm 1966 ảnh hưỡng của 2 cơn bão vào Việt Nam, lưu lượng lũ

58.00m3/s. Đỉnh lũ cao nhất, đo được tại Châu Đốc là 4,85m vào ngày

28/9/1966, thời gian duy trì 4,5m trong 38 ngày.

Lũ lụt năm 1978

Lũ lụt năm 1978 là trận lũ lớn cả về lưu lượng và tổng lượng. Đây là trận lũ đến sớm so với trận lũ năm 1961 và năm 1966 mà các nhà khoa học

cho rằng “diễn biến bất thường” trong 45 năm qua. Nguyên nhân chính là

ảnh hưỡng bởi 3 cơn bão ở Hạ Lào và Đông – Bắc, Thái Lan. Lũ lên rất nhanh, có ngày lên 13cm tại Tân Châu và 14cm tại Châu Đốc. Đỉnh lũ đạt cao nhất, đo được tại Châu Đốc vào cuối tháng 8/1978 là 4,46m, sau đó là 4,33m, thời gian duy trì là 60 ngày.

Lũ lụt năm 1984

Lũ lụt năm 1984, do gió mùa Tây Nam làm mưa lớn gây lũ lụt vào thời điểm cuối tháng 8, gây lũ lớn trên sông Mê-kông, thời gian duy trì mực mước 4,5m trong vòng 38 ngày.

Lũ lụt năm 1991

Cuối tháng 7/1991, nước lũ duy trì ở độ cao đỉnh khoảng 3,0m tại Tân Châu và 2,5m tại Châu Đốc, duy trì mực nước 4,5m chỉ trong 20 ngày.

Lũ lụt năm 1996

Do mưa lớn và mưa sớm nên lũ xuất hiện cũng sớm hơn và nước lũ lên 2 lần. Lần 1 vào tháng 6/1994 (sớm hơn bình thường 1 tháng). Đỉnh lũ đợt nhất đạt 3,25m tại Châu Đốc và duy trì 20 ngày, sau đó rút. Đầu tháng 9/1996, lũ tiếp tục lên lại đợt thứ hai và đạt đỉnh 4,23m. Đây được xem là lũ kép, tuy nhiên so với trước đó, thì lũ năm 1996 lên nhanh, rút nhanh, đỉnh lũ thấp hơn

48

Lũ lụt năm 2000

Lũ lụt năm 2000 được cho là trận lũ lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TGLX nói riêng. Theo các nhà khoa học nhận định là trận lũ khác thường so với nhiều trận lũ trước bởi những đặc điểm như sau:

a) Đây là trận lũ dạng 2 đỉnh lớn, là dạng lũ ít gặp (1978, 1984) ở ĐBSCL, trong đó đỉnh thứ nhất trên dòng chính tại các trạm đầu nguồn đạt mức cao và sớm lịch sử, đỉnh thứ 2 đạt mức cao nhất (tại Châu Đốc) hoặc đặc biệt cao (tại Tân Châu) với 2 đỉnh xuất hiện cách nhau 51 ngày, lâu hơn những năm có 2 đỉnh lũ khác khoảng 10 – 20 ngày, gây ngập lụt lâu nhất và sâu nhất trong 80 năm gần đây tại ĐBSCL

b) Lũ lụt về sớm nhất lịch sử và các đỉnh lũ đều cao, trong đó đỉnh lũ vào ngày 2/8 (4,22m tại Tân Châu) cao hơn mực nước cùng kỳ trong các năm lũ lớn (như 1961, 1966 và 1996) tới 1,15m và sớm hơn trung bình khoảng 1 tháng, còn đỉnh lũ chính vụ vào cuối tháng 9 lớn nhất trong lịch sử ở Châu Đốc (490cm) và rất cao ở Tân Châu (506cm)

c) Diễn biến lũ rất phức tạp, nằm ngoài tầm hiểu biết đã tích lũy d0ược về lũ lụt ở ĐBSCL. Từ đầu tháng 7, trên lưu vực sông Mekong đã xuất hiện trận lũ lớn và sớm nhất 45 năm qua. Tiếp theo, giữa tháng 7 và vào cuối tháng 7, lũ thượng nguồn sông Mekong đạt đỉnh kép với tổng lượng lớn. Do đó, tại ĐBSCL vao giữa tháng 7 đã cao hơn 3,0m tại Tân Châu. Đầu tháng 8, đã xuất hiện đỉnh thứ nhất tại Tân Châu là 4,22. Sau đó, do tác động của bão số 2 và số 4, mưa lớn diện rộng trên nền lũ cao của tháng 8, đã làm xuất hiện trận lũ mới, thuộc loại lớn nhất trong hơn 80 năm

49

gần đây trên lưu vực sông Mekong. Do lũ thượng nguồn sớm, tổng lượng rất lớn, trong khi nền nước lụt đang rất cao, nên xảy ra một trận lũ lớn lịch sử ĐBSCL.

Trong 75 năm qua, chưa bao giờ có lũ sớm, lớn, diện rộng, ngập sâu và kéo dài ngày như trận lũ năm 2000. Nó gây ảnh hưởng rộng lớn và rất nặng nề về người, tài sản và môi trường. [137]

Tiếp đó, năm 2001, 2002 tại Đồng bằng sông Cửu Long và TGLX lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)