Bảo vệ chủ quyền biên giới và Quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 97 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.6. Bảo vệ chủ quyền biên giới và Quốc phòng an ninh

TGLX được xác định là vùng đất có địa chính trị, địa kinh tế, đặc biệt có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh. Từ thế kỷ thứ XVIII rồi đến XIX, các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã ý thức được việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, cùng với việc khẩn hoang, khai thác, phát triển kinh tế, bố trí dân cư thì việc đảm bảo quốc phòng – an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã được đặt ra. Việc đào kênh Vĩnh Tế - một công trình thủy lợi lớn nhất Nam bộ nằm song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia vào thời đó (thế kỷ XIX) được thi công bằng sức lực của 80.000 người dân cũng đã góp phần rất quan trọng trong việc phòng, giữ biên cương, bờ cõi.

Hiện nay, vùng TGLX có đường biên giới chung với các tỉnh Campốt, Tà Keo, vương quốc Campuchia với chiều dài hơn 100km, trong đó: Trên vùng TGLX thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang có 1 thành phố và 1 huyện là thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành có chung đường biên giới Việt Nam – Campuchia với chiều dài 56,8km. Trên vùng TGLX thuộc tỉnh An Giang có 4 huyện, thành phố có chung đường biên giới Việt Nam – Campuchia là thành phố Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn với chiều dài đường biên trên 40km.

Ngày 26/10/1985, tại Phnôm Pênh, Campuchia, phái đoàn của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và phái đoàn của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, đã ký kết Hiệp ước

Hoạch định biên giới quốc gia giữa Nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam và Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia”. Hiệp ước này, ghi

90

tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân hai nước. [73]

Thực hiện Hiệp ước 1985, các tỉnh thuộc vùng TGLX là An Giang và Kiên Giang đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Campuchia, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cùng các tỉnh của vương quốc Campuchia đã xây dựng và khánh thành…..cột mốc biên giới trên địa bàn, trong đó cột mốc 314 là cột mốc cuối cùng trên đất liền và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Hiệp ước này.

Ngày 24/6/2012, tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, Việt Nam, Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đã cắt băng khánh thành cột mốc 314 tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trách, tỉnh Kampot (Campuchia). Đây là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên đất liền Việt Nam – Campuchia và giáp với bờ biển Tây thuộc địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây là cột mốc rất quan trọng, góp phần vun đắp thêm truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa Nhà nước và nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia.

Về xây dựng khu vực phòng thủ vùng TGLX: Quân khu 9 xác định, vùng Đồng Tháp Mười và TGLX, trong đó có 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang

là giáp với các tỉnh của vương quốc Campuchia, “giữ vị trí chiến lược trọng

yếu về quốc phòng và an ninh trong thế trận phòng thủ Quân khu 9”.[77] Từ năm 2010 đến 2018, tất cả các xã, huyện thuộc 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang gồm 8 huyện, thành phố, 33 xã, phường, thị trấn thành lập chốt dân quân dọc theo tuyến biên giới thuộc vùng TGLX; 100% xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố trong vùng đã nghiêm chỉnh thực hiện tốt chỉ đạo

91

của Trung ương, Quân khu 9 và các tỉnh xây dựng khu vực phòng thủ từng cấp (xã, huyện, tỉnh).

Hàng năm, các địa phương trong vùng TGLX tổ chức tốt công tác huấn luyện, diễn tập vận hành cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước (chính quyền) điều hành cơ quan quân sự làm tham mưu, đồng thời tích cực xây dựng các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh, đủ sức bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam.

Ngoài việc xây dựng lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên, các địa phương trong vùng TGLX đã thực hiện tốt các chính sách hậu phương, quân đội. Từ năm 1988 đến 2018, tất cả các xã, phường, thị trấn trong vùng TGLX đều đạt tỷ lệ giao quân 100%. Đến nay, tất cả các xã, phường, thị trấn trên vùng TGLX đều được công nhận làm tốt công tác chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)