Sản xuất thủy sản trên vùng Tứ giác Long Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Sản xuất thủy sản trên vùng Tứ giác Long Xuyên

Vùng TGLX thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản công nghiệp và quảng canh, trong có tỉnh Kiên Giang có thế mạnh nuôi tôm, cá nước lợ, ở tỉnh An Giang có thế mạnh nuôi cá nước ngọt. Cùng với sản xuất lúa, gạo phục vụ xuất khẩu, từ năm 2010 đến nay, tại vùng TGLX, gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang đã ứng dụng công nghệ cao trong việc nuôi trồng thủy sản, đạt hiệu quả cao.

Từ năm 2000 đến 2005, tỉnh An Giang ứng dụng tiến bộ khoa học vào việc xây dựng các mô hình nuôi cá da trơn, cá rô phi nước ngọt và tôm càng xanh trên nền đất lúa đạt hiệu quả kinh tế cao với diện tích nuôi trồng từ 1.253ha năm 2000 tăng lên 2.800ha vào năm 2005. Sản lượng nuôi thủy sản cũng tăng dần theo từng năm. Sản lượng thủy sản vùng TGLX tỉnh An Giang vào năm 2000 là 80.156 tấn, đến năm 2005 tăng lên trên 180.000 tấn. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, hàng trăm người dân và các doanh nghiệp An Giang làm giàu từ việc nuôi trồng, sản xuất thủy sản chuyên nghiệp. Đáng chú ý là nghề nuôi cá lồng bè, phát triển mạnh ở thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc với 1.122 ao nuôi, sản lượng đạt 179,412 ngàn tấn vào năm 2005. Cũng vào thời điểm này, cá nước ngọt tỉnh An Giang được xuất khẩu đến 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thu về hàng triệu đô la ngoại tệ cho quốc gia [7, tr.16]. Từ năm 2005 đến năm 2018, tỉnh An Giang tiếp tục khai thác diện tích và tiềm năng vùng TGLX ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nuôi trồng thủy sản, đạt hiệu quả cao và giải quyết hàng chục

77

ngàn lao động phổ thông, lao động qua đào tạo…Giá trị nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang năm 2018 đạt đến 239 tỷ đồng, đạt tỷ lệ đến 390% so với kế hoạch 75% mà Hội đồng nhân dân tỉnh giao từ đầu năm 2018.

Người nông dân vùng TGLX thuộc tỉnh An Giang còn áp dụng mô hình VAC, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá, có giá trị kinh tế cao, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Từ năm 2001 đến 2018, tại vùng TGLX, tỉnh Kiên Giang, có 8 doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm công nghiệp tại các huyện Kiên Lương và Giang Thành với diện tích 4.074ha. Đây là các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, ứng dụng công nghệ cao, dây chuyền khép kín trong việc nuôi tôm công nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn sản xuất con giống cung ứng cho thị trường trong nước. Sản lượng tôm hàng năm tại vùng TGLX đạt trên 10 ngàn tấn/năm, giải quyết cho hàng ngàn lao động tại chỗ và một số lao động ở nhiều địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang còn nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích hơn 2.500ha. Năm 2018, sản xuất tôm đạt năng suất 7,1tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 18.500 tấn.

Tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn BIM ứng dụng công nghệ cao thực hiện trại giống quy mô lớn với diện tích hàng trăm ha. Đây là mô hình nuôi tiên tiến được công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất con giống sạch bệnh và nuôi tôm thương phẩm sạch, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi, tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Nhằm nâng cao lợi nhuận, giá trị của con tôm hơn nữa và mô hình này có thể nhân rộng cho những hộ nuôi cá thể để đưa vùng đất ngập mặn của khu vực Kiên Lương – Hà Tiên – Giang Thành thành vùng sản xuất

78

Tại ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn, 1.000ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản theo công nghệ cao. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và vùng đất được cải tạo sau khi hoàn thành đưa vào khai thác hệ thống thoát lũ và kiểm soát lũ TGLX, Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn đã ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tôm giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản tại chỗ với công suất 1,5 tỷ con tôm giống. Ngoài ra Công ty Trung Sơn còn khai thác ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, công ty này đóng góp cho ngân sách Nhà nước tại địa phương hàng tỷ đồng, riêng năm 2018, Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn nộp ngân sách cho tỉnh Kiên Giang hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, Công ty đã tham gia giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động qua đào tạo và lao động phổ thông (trong đó có đến 70% lao động tại địa phương) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mức lương bình quân cho công nhân đạt trên 9 triệu đồng một người/tháng.

Ngày 25/1/2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 230/QĐ-UBND công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao cho Công ty Trung Sơn, tọa lạc tại ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang với ngành nghề kinh doanh là nuôi trồng và chế biến thủy sản, gồm 5 cơ sở sản xuất kinh doanh: 1/- Công ty cổ phần Trung Sơn: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là nuôi trồng thủy sản biển, nuôi tôm công nghiệp; 2/- Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Trung Sơn: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; 3/- Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn Kiên Giang: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất giống thủy sản; 4/- Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Trung Sơn: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là

79

sản xuất giống thủy sản; 5/- Công ty TNHH đầu tư NAKAYAMA: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là buôn bán thực phẩm.

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang xây dựng thành công mô hình nuôi tôm chân trắng 2 giai đoạn tại huyện Kiên Lương. Trong đó ao nuôi giai đoạn 1 có diện tích 600 mét vuông, chiếm 2,5% diện tích hệ thống được thiết kế lót bạt đáy và được thả giống với mật độ cao 500 con/mét vuông. Giống tôm chân trắng khỏe mạnh, có kích cỡ đồng đều, tôm giống không có mầm bệnh đốm trắng và đầu vàng. Ở giai đoạn 1, tôm nuôi được 29 ngày và chuyển qua nuôi giai đoạn 2 trong ao 2.000 mét vuông, chiếm 8,3 diện tích hệ thống được lót bạt đáy và che 50% lưới lan, nhằm hạn chế ảnh hưởng cho tôm khi biến động nhiệt độ và ánh sáng. Giai đoạn này tôm nuôi với mật độ 150 con /1 mét vuông.

Để tránh rủi ro thiệt hại trong việc nuôi tôm, tỉnh Kiên Giang còn tích cực phối hợp với các nhà chuyên môn, các kỹ sư chuyên ngành hỗ trợ doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra môi trường sinh thái trong vùng, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi.

Từ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên vùng TGLX đạt hiệu quả và tham gia tích cực trong thực hiện chủ trương giải quyết việc làm, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã cùng 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)