Dân tộc – Tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.6. Dân tộc – Tôn giáo

Dân cư vùng TGLX hội tụ đủ các dân tộc anh em, tuy nhiên dân tộc Kinh vẫn chiếm đa số từ khi bắt đầu mở đất đến nay. Ở Kiên Giang chủ yếu là dân tộc Kinh ở hầu hết các huyện, thành phố. Dân tộc Hoa chủ yếu ở thành phố Rạch Giá và thành phố Hà Tiên. Dân tộc Khmer phần đông là ở các xã của huyện Giang Thành, Hòn Đất và Kiên Lương. Ở tỉnh An Giang, dân tộc Kinh vẫn là thành phần dân cư chiếm số đông, kế đến là dân tộc Hoa, dân tộc Chăm và Khmer. Vùng TGLX thuộc thành phố Cần Thơ, chủ yếu là dân tộc Kinh, rất ít dân tộc Khmer và dân tộc Hoa.

Về tôn giáo, cư dân TGLX chủ yếu theo đạo Phật Bắc Tông và Nam Tông, trong đó một số dân cư ở An Giang và Cần Thơ theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Về đạo Thiên Chúa giáo và Tin Lành ở xã, ấp nào cũng có người theo đạo này mà tập trung nhiều nhất là huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Kiên Giang; huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, các dân tộc, các tôn giáo trong vùng TGLX luôn có sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Các chức sắc, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc trong vùng TGLX luôn luôn phát huy tốt tinh thần đoàn

29

kết cùng nhau thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước “sống tốt đời, đẹp đạo”, không phân biệt lương hay giáo, tích cực chung tay xây dựng, phát triển mọi mặt đời sống xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)