7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Quá trình nghiên cứu khoa học và xây dựng công trình thoát lũ ra
lý đã kiểm soát được nước lũ nên thiệt hại giảm bớt rất nhiều so với trước năm 2000.
2.3.2. Quá trình nghiên cứu khoa học và xây dựng công trình thoát lũ ra biển Tây ra biển Tây
Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh khai thác hết các diện tích đất hoang hóa, tại đồng bằng sông Cửu Long, tiến hành xây dựng kế hoạch, quy hoạch khai thác vùng đất TGLX và Đồng Tháp Mười. Đây là 2 tiểu vùng có vị trí địa lý khá đặc biệt, dân cư đông đúc, tiềm năng phong phú, có khả năng sản xuất lúa gạo với sản lượng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng lúa toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ở thời điểm trước năm 1988, khi có chủ trương đẩy mạnh khai thác vùng TGLX thì kết cấu hạ tầng hầu như không có gì ngoài những con kênh làm đường giao thông và phục vụ thủy lợi, như: kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá – Hà Tiên…Đối với thủy lợi nội đồng chưa có gì, trong khi đó vùng TGLX rất cần nước ngọt và thoát lũ mới đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
50
theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII với nhiều khó khăn, thách thức: Đất nước còn nghèo, lạm phát đến 700%, thiếu đói có nơi trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực và nhờ viện trợ nhân đạo, trong khi phải chịu sự bao vây, cấm vận, thiếu vốn đầu tư…thì việc khai thác vùng TGLX lại càng khó khăn.
Là người đã từng hoạt động ở vùng TGLX, ở tỉnh Rạch Giá, Cà Mau… từ những ngày tiền khởi nghĩa đến những năm kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hơn ai hết, ông Võ Văn Kiệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, cố Thủ tướng Chính phủ đã quá nhiều hiểu biết về vùng này, thông cảm, sẻ chia với bao khó khăn vất vả của đồng bào trong vùng TGLX.
Sau nhiều lần thị sát thực địa, trong đó có rất nhiều lần cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi khảo sát thực tế ngay trong mùa lũ và ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có quyết định táo bạo là chọn phương án thoát lũ ra biển Tây bằng một hệ thống kiểm soát lũ đồng bộ, đây là một công trình thủy lợi quy mô lớn nhất và được triển khai thực hiện lần đầu tiên trong lịch sử khai phá vùng đất đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong đó có vùng TGLX. Quyết định đó được kiểm chứng tính hiệu quả của nó là chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ những năm mà TGLX phải chịu thiệt hại nặng nề do lũ gây ra hàng năm.
Từ hiệu quả mang lại của việc đầu tư, khai thác công trình thoát lũ ra biển Tây và hệ thống kiểm soát lũ TGLX và cho cả đồng bằng sông Cửu Long mà công lao to lớn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mang dấu ấn rất đậm nét.
51
Kết luận tại Hội nghị về phòng, chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 9 và 10/1/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khẳng định lũ không chỉ có hại như bao thế hệ đã nghĩ từ trước tới nay mà lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vùng TGLX còn có mặt mang lại lợi ích cho con người, cần lợi dụng nó để phục vụ trong đời sống. Ông cũng khẳng định từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn sống chung với lũ và khai thác những nguồn lợi mang đến từ lũ.
Kết luận của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, rõ ràng không chỉ quan điểm, tư tưởng của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sâu sắc về sự phát triển của TGLX mà đây còn làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân, không chỉ trong vùng TGLX mà cả Đồng bằng sông Cửu Long, rộng hơn là cả khu vực phía Nam.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nói:
Lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long phải được coi là tài nguyên cần lợi dụng, khai thác triệt để các mặt lợi của nó. Lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long là một quy luật của tự nhiên, góp phần vào môi trường sinh thái của vùng. Hàng trăm năm nay nhân dân ta đã chung sống, tồn tại với nó và lâu dài cũng vậy. Chiến lược phòng chống lũ lụt phải được hiểu một cách toàn diện, toàn vùng, lợi dụng, hạn chế, né tránh, khai thác tiềm năng chứ không phải chống lũ là tiêu lũ. [83, tr.221]
Ngay sau khi Quyết định 99 -TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu
lực, từ năm 1996, vùng TGLX được đầu tư các công trình thủy lợi.
Ngày 25/7/1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt quyết định phóng tuyến kênh Tuần Thống T5 dài 48km đi qua 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang (nay là kênh Võ Văn Kiệt). Tiếp đó, ngày 14/3/1997, Thủ tướng Chính phủ
52
bách về thủy lợi, giao thông và xây dựng khu dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long năm 1997 với tổng nguồn vốn đầu tư 247 tỷ 500 triệu đồng, đó là nguồn vốn rất lớn ở thời điểm đó, trong đó riêng vốn đầu tư đào (cơ giới) kênh Tuần Thống T5 là 19 tỷ đồng.
Ngày 22/4/1997, kênh Tuần Thống T5, chính thức khởi công tại xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cùng lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Với sự quyết tâm cao của Chính phủ và Thủ tướng Võ Văn Kiệt, công trình được khẩn trương thi công bằng cơ giới và chỉ sau 4 tháng, vào ngày 30/8/1997, kênh Tuần Thống T5 hoàn thành trên toàn tuyến, đưa dòng nước ngọt đầu tiên cùng lượng phù sa lớn nhất từ trước tới nay, từ sông Hậu về vùng TGLX và sẵn sàng thoát lũ ra biển Tây ngay trong mùa lũ năm 1997 và những năm tiếp theo. [75]
Kênh Tuần Thống T5, có chiều dài toàn tuyến là 48km, chạy qua địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chiều rộng con kênh từ 30 đến 36 mét, đáy kênh rộng 20 mét. Với chiều dài 48km, kênh Tuần Thống T5, có 11 km nằm trên địa bàn xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, 37km nằm trên địa bàn xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành và xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Đây là con kênh dài nhất và quan trọng nhất, trong hệ thống các kênh thoát lũ, có chức năng thoát lũ, tháo chua, rửa phèn vùng ngập lũ vùng TGLX.
Ngoài ra, hoàn thành và đưa vào khai thác kênh Tuần Thống T5 cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại bằng đường thủy và phục vụ vận chuyển nông sản của vùng TGLX.
53
Dọc 2 tuyến kênh này, chính quyền tỉnh An Giang và Kiên Giang bố trí hàng ngàn hộ dân, xây cất nhà ở với mục đích lâu dài. Được hưởng lợi từ dòng kênh Tuần Thống T5 từ năm 1997, nhân dân 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, đặc biệt là nhân dân đang làm ăn sinh sống, dọc tuyến kênh này, xúc động, tự hào, ghi nhớ công ơn to lớn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Người dân sở tại thường nhắc nhở ông vì từ dòng kênh này, họ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhân dân quý mến ông và gọi ông bằng cái tên thân thương, rất Nam bộ: “Kênh Ông Kiệt”.
Ghi nhận công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và theo nguyện vọng của nhân dân 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, sau khi ông từ trần (ngày 11/6/2008), chính quyền hai tỉnh này đã xin ý kiến nhân dân toàn tỉnh và đề nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh, xem xét, lấy tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để đặt tên cho kênh Tuần Thống T5.
Ngày 10/7/2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang, thông qua Nghị quyết đặt tên kênh thoát lũ Tuần Thống T5 (trên phần đất tỉnh An Giang) là kênh Võ Văn Kiệt. Cũng trong năm 2009, tỉnh An Giang đã xây dựng bia tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại đầu kênh mang tên ông thuộc xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Công trình gồm bia tưởng niệm,
nằm trong khu quy hoạch Công viên Võ Văn Kiệt với diện tích 4.628m2, do
ngân sách tỉnh An Giang đầu tư với nguồn vốn trên 4,72 tỷ đồng. [75]
Ngày 6/12/2013, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang thông qua Nghị quyết số 50/2013/NQ-HĐND về việc đổi tên kênh Tuần thống – T5 thành tên kênh Võ Văn Kiệt. Ngày 8/1/2014, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 01/2014-QĐ-UBND chính thức công bố đổi tên kênh Tuần Thống – T5 thành tên kênh Võ Văn Kiệt, có tổng chiều dài 26,7km, đoạn
54
từ giáp với huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đi qua 3 huyện Giang Thành, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, cuối nguồn ra biển Tây. [134]
Việc 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, quyết định lấy tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đặt tên cho công trình thoát lũ ra biển Tây, nhằm tỏ lòng ghi nhớ công lao to lớn của ông Võ Văn Kiệt trong quá trình khai thác vùng đất TGLX, đặc biệt là xây dựng hệ thống thoát lũ ra biển Tây.
Cùng với kênh T5 Tuần Thống nay là kênh Võ Văn Kiệt, từ năm 1997 đến năm 1999, tại vùng TGLX, Chính phủ cho chủ trương, tiếp tục khẩn trương đầu tư các công trình kênh T4, T6 từ An Giang chạy thẳng đến Quốc lộ 80 thuộc phía Bắc, thị xã Hà Tiên, để đưa nước lũ thoát nhanh ra biển Tây với vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng (Quyết định số 159/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/3/1997).
Ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Thủ tướng quyết định đầu tư xây dựng 2 con đập tràn Tha La và Trà Sư. Đây là 2 con đập cao su, được ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, làm nhiệm vụ kiểm soát lũ, điều khiển dòng chảy.
Công trình đập cao su Tha La, do Ban Quản lý dự án 419 làm chủ đầu tư, có chiều dài 72 mét, cao trình đỉnh + 3,80 mét, cao trình ngưỡng +1,50 mét, chiều cao thân dập 2,3 mét...với vốn đầu tư trên 18 tỷ đồng. [34]
Công trình đập cao su Trà Sư do Ban Quản lý dự án 419 làm chủ đầu tư, chiều dài thân đập 90 mét, cao trình đỉnh + 3,80 mét, cao trình ngưỡng +1,50 mét, chiều cao thân dập 2,3 mét...với vốn đầu tư trên 21 tỷ đồng. [71]
Hai công trình này, có cùng chức năng là: ngăn lũ đầu vụ và cuối vụ từ kênh Vĩnh Tế vào vùng TGLX; hai là, tiêu lũ chính vụ nhằm kiểm soát lũ ở thành phố Châu Đốc; ba là, đảm bảo giao thông trên bờ kênh Vĩnh Tế thuộc địa bàn 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang; bốn là, cải thiện vùng sinh thái trong vùng dự án.
55
Ở phía Tây vùng TGLX, Chính phủ phê duyệt chủ trương, cho các tỉnh An Giang và Kiên Giang mở thêm các kênh nhánh, kết nối vào các kênh T4, T5, T6…đồng thời xây dựng hệ thống cống điều tiết mặn, giữ ngọt theo các tuyến kênh T5, kênh Lung Lớn (Kiên Giang)…Năm 1998 các tỉnh An Giang và Kiên Giang tiến hành nạo vét kênh Vĩnh Tế, đây là con kênh đã được triều đình nhà Nguyễn cho đào từ năm 1818, phục vụ thiết thực cho phát triển sản xuất và có chức năng thoát lũ ra biển Tây. Ngoài ra, kênh Vĩnh Tế còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ phía Tây Nam Tổ quốc. Cùng với đó, chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang khẩn trương cải tạo các dòng chảy của kênh Thoại Hà, kênh Tám Ngàn, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Rạch Giá - Hà Tiên... phục vụ cho việc thoát lũ và kiểm soát lũ TGLX.
Việc xây dựng hệ thống thoát lũ mới cùng với các kênh, rạch được đào từ năm 1818 đến những năm sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đã hình thành một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất lúa 3 vụ, góp phần đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu để nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt trong đời sống nhân dân vùng TGLX.
Cùng với việc đầu tư đào kênh thủy lợi nằm trong vùng ngập lũ, năm 1997 Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định đầu tư xây dựng 5 cụm, tuyến dân cư vượt lũ tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang với nguồn vốn 15 tỷ đồng (Quyết định số 159/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/3/1997), tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ dân vùng ngập lũ TGLX sinh sống an toàn trong mùa lũ.
Hoàn thành cơ bản hệ thống thủy lợi vào năm 2000 thì ở vùng TGLX liên tiếp xảy ra 2 trận lũ lớn, hệ thống thoát lũ ra biển Tây đã phát huy ngay tác dụng. Vào mùa lũ những năm đó, trong khi nhiều vùng bị ngập sâu, nhân
56
TGLX kể cả khu vực phía Nam sông Hậu đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại không đáng kể. Tiếp đó, từ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay (2019), người dân vùng lũ TGLX không còn phải oằn mình, chống lũ vất vả như trước đây. Thành tựu đó, khẳng định công trình thoát lũ và kiểm soát lũ là sự quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo ở Trung ương và sự đóng góp tích cực của lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng TGLX và các nhà khoa học trong nước mà tiêu biểu nhất là Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giáo sư Nguyễn Sinh Huy, Hồ Văn Chín…
Vừa cơ bản hoàn thành hệ thống thoát lũ vùng TGLX đổ ra biển Tây vào năm 1999, thì năm 2000 và 2001, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng TGLX nói riêng xảy ra 2 trận lũ lớn mà các nhà khoa học gọi là lũ
lịch sử. Theo các chuyên gia, gọi lũ năm 2000 là trận lũ lịch sử, bởi “lũ lụt về
sớm nhất lịch sử và các đỉnh lũ rất cao”. Đỉnh lũ ngày 2/8/2000, đạt 4,22 mét tại Tân Châu, cao hơn mực nước lũ năm 1961, 1966, 1996 tới 1,1 mét và sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 tháng. Tiếp đó, lũ năm 2001, cũng thuộc dạng lũ lớn và đến sớm, nước lên nhanh vào cuối tháng 8/2001, lớn nhất là 15,25 cm/ngày ở đầu nguồn, có lúc lũ lên đến 30cm/ngày. [137]
Hệ thống thoát lũ ra biển Tây phát huy ngay tác dụng, các nhà chuyên môn dễ dàng kiểm soát lũ từ thượng nguồn và bà con vùng TGLX bị thiệt hại do lũ không đáng kể về diện tích sản xuất lúa và hoa màu. Vào năm 2000,
“kênh Vĩnh Tế và hệ thống thoát lũ đã vận chuyển được 13 tỷ m3 nước phù sa sông Hậu chảy sâu vào nội đồng TGLX từ 30 đến 40 km, đã có 8 tỷ m3 được sử dụng để tháo chua, rửa phèn so với 2,5 tỷ m3 trước đây” [111]
Tính từ năm 1999 đến nay đã qua 20 năm xây dựng công trình thoát lũ ra biển Tây, nhân dân vùng lũ TGLX không còn tránh lũ vất vả như trước đây. Chỉ trong vòng 4 năm (1996 – 2000), hàng loạt công trình thủy lợi phục
57
vụ thoát lũ được triển khai thực hiện, tạo thành hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống kiểm soát lũ, cống, đập ngăn mặn, hệ thống kênh trục cấp 1, cấp 2, hệ thống đê, bờ bao, hệ thống trạm bơm và thủy lợi nội đồng.
Tính đến năm 2016, vùng TGLX có 64 kênh trục (1.056km), 2.313 kênh cấp 2, cấp 3 với chiều dài 7.374km, 38 cống trung bình và lớn, 1.915 cống nhỏ và bọng, 319 trạm bơm điện quy mô nhỏ và vừa, 4.485km bờ bao/đê bao kiểm soát lũ và 63 km đê biển. [128, tr.177]
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách hoàn thiện các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là thủy lợi nội đồng, phục vụ sản xuất và