Đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề hình học không gian với sự hỗ trợ của phần mềm geogebra (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2 Đối với học sinh

Bảng 1.5 Bảng thống kê việc học tập nội dung hình học không gian của học sinh trường trung học phổ thông Đại Ngãi.

Câu hỏi

Đáp án được chọn

Nhận định về những đánh giá của học sinh

A B C D

1 65 42 13 6

Các em không thích học nội dung hình học không gian, trừ một số em có năng khiếu đối với nội dung này.

2 1 18 73 34

Các em đánh giá nội dung hình học không gian khó hoặc rất khó so với năng lực của bản thân.

3 3 28 68 27 Các em gặp khó khăn ở bước vẽ hình, tìm hướng giải và trình bày lời giải bài giải. 4 53 18 32 23 Nhiều em ngại khó, có xu hướng buông xuôi

mỗi khi gặp khó khăn trong việc giải bài toán. 5 52 26 30 18

Các em chưa có phương pháp học tập cụ thể, chưa hệ thống được các kiến thức đã học, thường ghi nhớ một cách máy móc. 6 16 42 65 3

Các em thường được thầy cô giáo khuyến khích tự mình tìm tòi, khám phá kiến thúc mới.

7 17 58 38 13 Các em thích thú khi được thầy cô yêu cầu tự mình tìm tòi, khám phá kiến thúc mới.

8 34 10 63 19

Các em sẽ ghi nhớ tốt hơn những kiến thức do bản thân tự mình khám phá ra.

Tuy nhiên, có một số em chưa từng tự mình khám phá ra kiến thức mới.

9 8 30 49 39 Các em cảm thấy hứng thú trong những tiết học có sử dụng mô hình, hình ảnh trực quan.

10 11 75 19 21

Thầy cô thường dùng thước, phấn để vẽ hình lên bảng.

Việc sử dụng máy chiếu để trình chiếu hình ảnh còn hạn chế.

Qua số liệu có được từ kết quả khảo sát đối với 126 học sinh ở trường trung học phổ thông Đại Ngãi, chúng tôi rút ra thực trạng sau:

– Các em đánh giá hình học không gian là một nội dung khó so với năng lực của bản thân. Nhiều em không có kĩ năng vẽ hình không gian nên gặp khó khăn trong quá trình giải quyết bài toán;

– Khi gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khái niệm, định lý hoặc việc giải bài toán các em có xu hướng đối phó bằng cách học thuộc lòng và trình bày lại một cách máy móc chứ không vận dụng tư duy và kiến thức để giải quyết vấn đề;

– Những tiết học có sử dụng mô hình, hình ảnh trực quan giúp các em hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Những kiến thức này giúp các em ghi nhớ sâu sắc hơn;

– Thầy cô có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng chỉ dừng lại ở việc dùng máy chiếu để trình chiếu những hình ảnh vẽ sẵn, chưa sử dụng hết cá chức năng như hiển thị hình ảnh tùy chọn, hiển thị mặt cắt, thiết diện, sử dụng hình ảnh động, xoay ảnh để có nhiều góc nhìn góc nhìn khác nhau giúp hình không gian trở nên sinh động và trực quan hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề hình học không gian với sự hỗ trợ của phần mềm geogebra (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)