Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề hình học không gian với sự hỗ trợ của phần mềm geogebra (Trang 98 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã theo dõi, ghi nhận quá trình học tập ở cả hai lớp, quá trình học sinh lên bảng làm các ví dụ, phân tích bài kiểm tra khảo sát với nội dung và thời lượng dành cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là như nhau.

Bài kiểm tra 15 phút: 100% tự luận – Phụ lục 8.

Bài kiểm tra 1 tiết: 50% trắc nghiệm + 50% tự luận – Phụ lục 9.

3.4.1 Phân tích định tính

Quan sát giờ học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo tiến trình dạy học đã thiết kế, theo dõi quá trình học sinh lên bảng trình bày các bài toán. Chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

Phương pháp dạy học khám phá đã làm cho quá trình dạy học nội dung hình học không gian trở nên sinh động, học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện và tiếp thu bài học một cách chủ động. Từ đó giúp cho khả năng ghi nhớ bài học và khả năng giải bài tập tốt hơn so với lớp đối chứng.

Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của phần mềm GeoGebra trong giảng dạy đã tạo môi trường dạy học có sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh. Thực tế triển khai đã cho thấy hình thức dạy học này mang lại hiệu quả khả quan và có tính khả thi trong điều kiện trường THPT Đại Ngãi vì các phòng học có lắp đặt máy chiếu hoặc tivi màn hình lớn.

Việc ứng dụng khả năng tùy biến, linh động của phần mềm GeoGebra đã tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức hình học không

gian. Cụ thể, khi giáo viên xoay hình, học sinh chăm chú theo dõi, thường yêu cầu giáo viên xoay qua hướng này hay hướng khác để các em xem, chứng tỏ các em rất hứng thú tìm hiểu, muốn quan sát đặc điểm của các hình khi quay trong không gian.

Đặc biệt, ở lớp thực nghiệm, sau khi xem giáo viên trình chiếu các hình không gian trên GeoGebra, có vài em học sinh về nhà lên mạng internet tự tìm hiểu cách sử dụng phần mềm. Các em hoàn thành sản phẩm và lưu vào thiết bị Flash. Sau đó các em xung phong lên bảng, chỉ việc cắm thiết bị Flash vào máy tính là có thể giải bài tập với hình ảnh minh họa là sản phẩm GeoGebra của mình.

Thấy được sự thích thú cũng như khả năng tự học phần mềm GeoGebra của các học sinh, chúng tôi đã chia nhóm cho các em về nhà hoàn thành một số bài tập, vẽ một số hình minh họa. Sau đó cho từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Nhờ vậy các học sinh ở lớp thực nghiệm đã có kĩ năng vẽ hình và kĩ năng giải các bài tập tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng.

Như vậy, việc dạy học khám phá chủ đề góc trong không gian có sử dụng phần mềm GeoGebra giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học.

3.4.2 Phân tích định lượng

Để đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi đã tiến hành phân tích kiểm tra của cả hai lớp. Kết quả được thống kê trong bảng phân bố tần số và biểu đồ phân bố tần số sau:

Bảng 3.5 Kết quả hai bài kiểm tra khảo sát.

Điểm

Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Thực nghiệm 0 0 1 2 3 8 25 20 13 7 1 80

Biểu đồ 3.3 Kết quả hai bài kiểm tra khảo sát.

Thực nghiệm Đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề hình học không gian với sự hỗ trợ của phần mềm geogebra (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)