Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 47)

Kiểm tra là hoạt động thu thập những dữ liệu, thông tin về năng lực học tập của học sinh theo những tiêu chí đã xác định, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin để đưa ra những phán đoán, nhận xét về kết quả học tập của học sinh và ra quyết định hành động theo hướng đạt mục tiêu giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét cả về định lượng và định tính kết quả học tập, mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể phân ra các loại như sau: kiểm tra, đánh giá định tính; kiểm tra, đánh giá định lượng; kiểm tra,

đánh giá chẩn đoán; kiểm tra, đánh giá quá trình; kiểm tra, đánh giá tổng kết; kiểm tra, đánh giá theo chuẩn; kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí, …

Thực tiễn cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới về kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học, nhất là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Trong đánh giá kết quả học tập của HS không nên chỉ đánh giá kết quả thời điểm mà phải chú ý cả quá trình học tập; đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực HS, không chỉ về khả năng tái hiện tri thức mà còn vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm của việc đánh giá, mà phải chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS, đánh giá theo năng lực là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Muốn đánh giá năng lực của HS phải tạo cơ hội cho học sinh giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn, lúc đó HS vừa phải vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng kinh nghiệm của bản thân qua các trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, xã hội) vào giải quyết tình huống, qua đó đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những phẩm chất, năng lực và tình cảm của HS.

Vì vậy, cần phối hợp nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành; giữa kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay chúng ta có xu hướng chọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kỳ thi THPT quốc gia. Trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là đánh giá trên diện rộng, bao quát hết

cả chương trình dạy học, mang tính chính xác, khác quan, tổ chức trên phạm vị rông trong thời gian ngắn nhất, còn nhược điểm của nó là khó đánh giá khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)