Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 47 - 49)

1.4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông phổ thông

Tại khoản 1, Điều 19, chương II của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định Hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau: [4]

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn hoạt động cho thấy nhận của HT và GV trường THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học học phổ thể hiện ở những mặt sau:

Hiệu trưởng quản lí nhà trường bằng nguyên tắc, bằng luật pháp. Tuy nhiên, nhà trường còn là một tổ chức giáo dục mang tính nhân văn, đối tượng tác động là con người (GV, HS). Họ có đặc điểm tâm lí, sinh lí khác nhau. Bởi vậy, người HT không thể chỉ bằng “pháp trị” mà phải là một nhà “tâm lý” thực thụ để tổ chức xây dựng môi trường văn hóa.

Quản lý HĐDH thực chất là quản lý các nội dung của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, …vì thế HT và GV phải nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý HĐDH hiện nay.

Để công tác “xã hội hóa giáo dục” đạt được kết quả tốt, người HT phải là nhà hoạt động xã hội, làm cho nhà trường trở thành “trái tim” của cộng đồng, nhà trường muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)