Quản lý sử dụng hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 51)

Hình thức dạy học không quy định cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông, GV có thể tổ chức dạy học với nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung dạy học, số lượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất. Muốn nâng cao hiệu quả dạy học, đòi hỏi GV phải lựa chọn được các hình thức dạy học phù hợp, đồng bộ, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phối hợp với các phương tiện dạy học để giúp học sinh lĩnh hội tri thức tốt nhất.

Quản lý hình thức dạy học của Hiệu trưởng thể hiện ở việc khuyến khích GV sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp với yêu cầu từng tiết dạy, từng môn học cụ thể. Mỗi hình thức dạy học đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định, vì thế phải phối hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau để đạt được hiệu quả dạy học.

Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ GV thực hiện tốt các hình thức dạy học. Tổ trưởng chuyên môn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các GV trong tổ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong quá trình sinh hoạt chuyên môn cần chú ý nội dung này, tìm ra các hình thức dạy học tốt nhất, hiệu quả nhất để phát huy, tìm cách hạn chế các nhược điểm khi thực hiện các hình thức dạy học trong thời gian qua để có thể sáng tạo ra các hình thức dạy học, tạo môi trường hoạt động tích cực, năng động cho học sinh.

Hiệu trưởng nhà trường, TTCM thường xuyên dự giờ thăm lớp để theo dõi việc thực hiện các hình thức dạy học, kịp thời động viên, khuyến khích những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, đôn đốc GV thực hiện tốt hơn. Chú ý thực hiện tốt các hình thức trải nghiệm, sáng tạo theo định hướng mới, xem đây là một nội dung quản lý thường xuyên của nhà trường. Làm cho hoạt động dạy học của nhà trường thêm đa dạng, phong phú.

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh, nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của dạy học. Có nghĩa là nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt động quản lý giáo dục.

Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, hoàn thiện học vấn bằng các phương pháp tự học với hệ thống các thao tác tư duy của chính mình. Do đó, kiểm tra đánh giá chẳng những là biện pháp để hoàn thiện nội dung học tập mà còn là điều kiện để rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh.

Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách uy tín của mình trước học sinh. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách người giáo viên.

Đối với các cấp quản lý giáo dục từ cơ sở trường học đến cấp Bộ ngành, Trung ương, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

G.K.Miller đã khẳng định: “thay đổi một chương trình hoặc những kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá, chắc chắn chẳng đi tới đâu”.

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Hiệu trưởng có thể làm căn cứ để đánh giá GV, bởi vì kết quả học tập của học sinh chính là kết quả giảng dạy của giáo viên và cũng nhờ có kết quả kiểm tra đánh giá học tập của học sinh mà Hiệu trưởng căn cứ vào đó để điều chỉnh quá trình dạy học.

1.4.7. Quản lý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên

Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học của nhà trường và với bản thân giáo viên. Để công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, hiệu trưởng cần đánh giá đúng thực trạng về năng lực đội ngũ giáo viên, bản thân giáo viên cũng phải xác định yêu cầu của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của bản thân, để từ đó lựa chọn những mục tiêu, nội dung, mức độ cần đạt. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của trường về nội dung, thời gian, đối tượng. Nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên thường là:

Về chính trị tư tưởng, ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm, nề nếp, đi sâu vào các hoạt động chuyên môn.

Về chuyên môn nghiệp vụ: Chuyên môn về phương pháp bộ môn, hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.

Thường xuyên trao đổi, góp ý lẫn nhau trong quá trình dạy học, kịp thời giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ bằng các hình thức kèm cặp, hỗ trợ, góp ý, trao đổi, sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường và cấp tỉnh, dự giờ thăm lớp, tiếp cận hồ sơ sổ sách,…

Ngoài ra, CBQL cần cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GDĐT, Bộ GDĐT tổ chức. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập các lớp chuẩn hoá, nâng cao trình độ theo kế hoạch chung để nhà trường nhanh chóng có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên là việc làm thường xuyên và bằng nhiều hình thức của người HT. Một HT giỏi phải là người biết cách làm cho trình độ đội ngũ giáo viên của mình luôn luôn được nâng cao về mọi mặt bởi vì giáo viên chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng

vàng, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Ngành thì sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu của cấp học.

Người hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu đề ra, sẽ tập hợp được mọi người vào hoạt động chung, phát huy được sức mạnh của tập thể, tạo được sự đồng thuận cao trong các hoạt động của nhà trường, nâng cao hiệu quả HĐDH của nhà trường, giúp nhà trường ổn định và phát triển.

Năng lực chuyên môn của hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho công tác quản lí dạy học. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các phương pháp giảng dạy học, có kỹ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của GV và khả năng học tập của HS. Có năng lực chuyên môn, hiệu trưởng sẽ lường trước được tình huống có thể xảy ra trong hoạt động dạy học, tham gia vào các hoạt động chuyên môn của GV, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu dạy học trong từng giai đoạn đổi mới giáo dục, nhất là chuẩn bị kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, gắn liền với đổi mới về chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

1.5.1.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL HĐDH đối với GV của hiệu trưởng nói riêng, CBQL các nhà trường nói chung. Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục.

Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông, có khả năng khai

thác, sử dụng những nội dung sách giáo khoa vào quá trình dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

1.5.1.3. Số lượng và chất lượng tuyển sinh của nhà trường

Số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào của các nhà trường cũng là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường đó.

Với những trường trung học phổ thông có chất lượng giáo dục tốt thì rất thuận lợi trong việc tuyển sinh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt được thể hiện điểm chuẩn vào trường là cao. Ngược lạị, những trường THPT có chất lượng giáo dục ở mức thấp hoặc trung bình thì gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, chất lượng đầu vào các trường này thường thấp.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết phục bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của CSVC, trang thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học của nhà trường; để từ đó có kế hoạch đầu tư mua sắm, sữa chữa, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường.

Tổ chức khai thác sử dụng thiết bị phục vụ dạy học có hiệu quả: chuẩn bị tốt các kho chứa, tủ và giá đựng thiết bị, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn. Tập huấn cho giáo viên biết sử dụng các trang thiết bị.

Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo

dục trong giai đoạn hiện nay.

1.5.2.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội ở địa phương

Kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục và hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng cần nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của địa phương; khai thác được thế mạnh của địa phương vào quá trình QL HĐDH; đồng thời khắc phục những hạn chế, khó khăn của địa phương làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa và nhân dân địa phương để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý, quản lí nhà trường, hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng:

Hoạt động dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, chủ thể dạy học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Mỗi thành tố có vị trí xác định, có chức năng riêng, tác động qua lại, vận động theo quy luật chung, tạo nên chất lượng dạy học của nhà trường.

Hiệu trưởng có vị trí, vai trò rất quan trong trong HĐDH, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, chính vì vậy Hiệu trưởng cần tìm ra những biện pháp QL hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Quản lý HĐDH bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như năng lực, phẩm chất của chủ thể QL và chủ thể HĐDH, sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.

Hệ thống lý luận trên là nền tảng định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng quản lý HĐDH ở các trường trung học phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu ở Chương 2 và đề ra những biện pháp quản lý hoạt động này tốt hơn ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Huyện Hồng Dân nằm ở phía bắc Quốc lộ 1A và cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 60 km; phía bắc giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), phía nam giáp huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), phía đông giáp thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), phía tây giáp 02 huyện Vĩnh Thuận và Gò Quao (tỉnh Kiên Giang). Diện tích tự nhiên là 42.415,53 ha, có vị trí địa lí hết sức thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Hồng Dân là huyện nông thôn của tỉnh Bạc Liêu, có 8 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 42.415,53 ha, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp 39.342,93 ha, đất phi nông nghiệp là 3.072,6 ha. Diện tích sản xuất là 33.988 ha, gồm: chuyên lúa là 9.138 ha, tôm - lúa là 22.889 ha, chuyên tôm là 1.961 ha. Dân số 109.856 người (dân tộc Kinh 94.404 người, dân tộc Khmer 14.145 người, dân tộc Hoa 1.275 người). Số hộ nghèo 2.546 hộ, chiếm tỷ lệ 9,87% dân số, số hộ làm nông nghiệp là 17.220 hộ (chiếm 66,78%)

Tính đến cuối năm 2018, tăng trưởng kinh tế 7,74%, tổng sản phẩm GRDP là 5.449 tỷ đồng, giá trị sản xuất 9.405 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người là 37,1 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm

tỷ trọng 62,93%, công nghiệp - xây dựng chiếm 9,4%, thương mai - dịch vụ chiếm 27,67%).

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Toàn huyện Hồng Dân có 3 trường THPT, 9 trường THCS, 20 trường Tiểu học, 12 trường Mầm non với 19.797 học sinh. Trong đó, 3.391 trẻ mầm non, 9450 học sinh Tiểu học, 5.047 học sinh THCS, 1909 học sinh THPT (số liệu cuối năm học 2017-2018). Quy mô trường lớp ngày càng phát triển, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp khá cao; số phòng học kiên cố chiếm tỉ lệ hơn 95%, số phòng học tạm bợ không nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cơ bản đáp ứng được cho hoạt động giáo dục của các nhà trường.

Trong những năm gần đầy được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện Hồng Dân, UBND tỉnh Bạc Liêu nên cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, cảnh quang các nhà trường ngày càng đẹp hơn, công tác vệ sinh trường lớp ngày càng được quan tâm, tạo nên diện mạo mới cho ngành GDĐT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện.

Chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi chiếm khoảng 30%, tỷ lệ yếu kém dưới 10% ở cấp học THCS và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)