Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là những nhân tố tác động từ bên trong nhà trường. Bao gồm những yếu tố thuộc về nhà trường và những yếu tố thuộc về GV, HS.

- Trước hết, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS phụ thuộc vào phẩm

40

dục nhà trường, đứng đầu là giám đốc - chủ thể của quá trình quản lý.

Chất lượng GDĐĐ cho HS chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó chủ thể QL là yếu tố trung tâm, chi phối các yếu tố khác, liên kết các yếu tố, làm cho các yếu tố khác phát huy tác dụng. Người CBQL muốn điều khiển được các thành tố khác, làm cho các thành tố đó luôn vận động theo đúng quy luật trong hệ thống quản lý thì phải có phẩm chất, năng lực tốt, phải có tâm, có tầm, có tài trong hoạt động QL. Chỉ khi nào người CBQL có tâm, có đức thì mới có tình thương yêu HS, và chỉ có tình thương yêu HS mới hình thành được động cơ thôi thúc họ xả thân vào các hoạt động của nhà trường với mục đích "Tất cả vì học sinh thân yêu", trở thành tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. Năng lực của người CBQL cho phép họ đưa ra được những quyết định quản lý đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

- Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS.

Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động GDĐĐ cho HS. Nhận thức của các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS được đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS; Hiểu thế nào là đạo đức? Ý nghĩa, vai trò của GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa ban giám đốc, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, GVCN, GV các bộ môn; Vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc GDĐĐ cho HS.

Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lý và GDĐĐ cho HS không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi giám đốc trung tâm khi tổ chức các hoạt động cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên

41

khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia GDĐĐ thì công tác GDĐĐ cho HS mới được nâng tầm và đạt hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra.

- Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS chịu sự chi phối của những chủ

trương, biện pháp quản lý của người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường.

Chủ thể QL giáo dục nhà trường là người đề xuất các chủ trương, biện pháp QL GDĐĐ cho HS. Chủ trương, biện pháp quản lý đúng sẽ có tác động tích cực đến đội ngũ CB, GV, NV và HS trong nhà trường, kích thích được các lực lượng tham gia vào các loại hình hoạt động với cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm lương tâm. Chủ trương, biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn sẽ giúp khai thác được các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho các hoạt động, sẽ tạo ra được những cơ hội cho sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, người Giám đốc phải cân nhắc, xem xét một cách đúng đắn trước khi đưa ra các chủ trương hoặc các biện pháp QLGD.

- Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS chịu sự chi phối bởi vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, về thực chất là điều khiển các lực lượng giáo dục trong nhà trường, đảm bảo cho hoạt động của các lực lượng này luôn đạt được chất lượng cao nhất. Các lực lượng giáo dục trong nhà trường là người trực tiếp tiến hành các loại hình hoạt động giáo dục cho HS. Suy đến cùng, hiệu quả GDĐĐ cho HS phụ thuộc vào vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đang hàng ngày, hàng giờ trực tiếp dạy giỗ, chăm sóc HS. Mặt khác, các lực lượng giáo dục trong nhà trường lại là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chủ thể QLGD. Các lực lượng giáo dục trong nhà trường là cầu nối giữa chủ thể quản lý với HS. Chỉ khi nào các lực lượng giáo dục trong nhà trường phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của mình thì hoạt động quản lý của chủ thể QLGD mới được coi là đã thành công.

42

- Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS chịu sự chi phối bởi môi trường văn

hoá giáo dục của nhà trường.

Môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường là những giá trị của nhà trường được hình thành trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Bao gồm trong đó những giá trị truyền thống và những giá trị hiện tại của nhà trường, cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường được biểu hiện ra bằng các mối quan hệ sư phạm bên trong và bên ngoài của nhà trường, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa các GV với nhau, quan hệ giữa GV với HS, quan hệ giữa người QL và người được QL. Môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường được biểu hiện bằng hệ thống thái độ của đội ngũ CBQL, của GV và của HS. Đó là thái độ đối với người khác, đối với bản thân, đối với công việc được giao. Môi trường văn hóa giáo dục trong nhà trường còn được biểu hiện bằng hành vi, hành động, tác phong, lối sống của mọi thành viên trong nhà trường. Tất cả những biểu hiện của môi trường văn hóa đều có tác động đến quá trình QL giáo dục. Môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động quản lý diễn ra thuận lợi, ngược lại, môi trường văn hóa sư phạm thiếu lành mạnh sẽ cản trở các hoạt động của đội ngũ CBQL giáo dục trong nhà trường.

Ngoài ra, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS còn chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố chủ quan khác như: trình độ, ý thức tự giáo dục của bản thân HS; hoạt động của Đoàn TNCSHCM; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)