Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Yếu tố gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi của đạo đức HS. Ngoài thời gian học tập trong nhà trường, thời gian còn lại của HS chủ yếu sinh hoạt với gia đình, chịu sự quản lý của gia đình. Đạo đức của HS được hình thành và phát triển như thế nào, một phần rất lớn phụ thuộc vào QL, giáo dục của gia đình.

43

Trong thực tế, các gia đình thường có gia phong khác nhau, văn hóa khác nhau, tiếp cận với yếu tố thời đại, quan niệm về giáo dục con cái cũng không đồng nhất. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, do tính chất công việc đã tác động đến đặc điểm gia đình Việt Nam, tác động đến các hoạt động GDĐĐ cho HS. Điều đó có tác động không nhỏ đến quá trình quản lý nhà trường.

Nếu gia đình phối hợp được với nhà trường, tham gia các hoạt động giáo dục cùng với nhà trường thì các hoạt động quản lý nhà trường sẽ thuận lợi hơn, kết quả cao hơn. Như vậy, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS bị tác động bởi truyền thống gia đình, văn hoá gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục.

- Yếu tố xã hội

Xã hội vừa là môi trường giáo dục vừa là chủ thể GDĐĐ cho HS. Giáo dục của nhà trường chịu sự quy định của giáo dục xã hội. QLGD của nhà trường bị quy định bởi các chế ước quản lý xã hội. Xét đến cùng, mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cuối cùng cũng hướng vào phục vụ cho mục tiêu phát triển con người. Trong khi đó mục tiêu phát triển con người lại là mục tiêu chuyên trách của giáo dục. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội quy định mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục chi phối mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tất cả những điều đó đã nói lên mối quan hệ khắng khít giữa quản lý các mục tiêu giáo dục của nhà trường với quản lý các mục tiêu phát triển xã hội. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS không thể vượt ra ngoài khuôn khổ, giới hạn của quản lý phát triển xã hội.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS bị tác động bởi vai trò của các cấp chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có vai trò tổ chức, cải tạo, xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho HS. Nhà trường ở trên địa bàn của địa phương phải chịu sự quản lý hành chính của địa phương. Mọi chủ trương chính sách quản lý xã hội của địa phương có tác động trực tiếp đến QL

44

GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

Trong quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, xu thế toàn cầu hóa vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho các hoạt động quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một khoa học. QL hoạt động GDĐĐ cho HS thuộc phạm trù quản lý nhà trường, về cơ bản được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học của quản lý nhà trường. Tuy nhiên, QL hoạt động GDĐĐ cho HS cho học sinh là một phạm trù khoa học độc lập, có mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý riêng.

Đạo đức học sinh, hoạt động GDĐĐ cho HS, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là những phạm trù khoa học được bổ sung, phát triển, hoàn thiện tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục hiện đại. Trong đó, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS được xác định là khái niệm trung tâm của luận văn. Quá trình phân tích các khái niệm đó đã rút ra quan niệm về biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của người giám đốc trung tâm. Theo đó, thực chất biện pháp quản lý của giám đốc trong GDĐĐ cho HS là cách thức tổ chức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm lực giáo dục trong quá trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ GDĐĐ cho HS, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục diễn ra đúng quy luật và thống nhất trong toàn trung tâm.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ của cả hệ thống quản lý giáo dục trong trung tâm, trong đó giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất. Giám đốc có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý được xác định rõ ràng. Nội dung QL hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm: Lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ; Tổ chức thực hiện hoạt động GDDĐ; Chỉ đạo thực hiện hoạt

45

động GDĐĐ; và thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ;...

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, quan trọng nhất là các nhân tố về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL; chủ trương biện pháp quản lý của Giám đốc trung tâm; kế hoạch quản lý trung tâm; môi trường văn hóa giáo dục; vai trò, trách nhiệm của GV và của HS; vai trò của nhà trường và xã hội.

Tóm lại, chương 1 tác giả thiết lập khung lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp, theo đó đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng tại chương 2 tiếp theo.

46

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển

Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 33/QĐ-UBND-TL ngày 07/05/2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở sáp nhập Trung tâm GDTX thành phố Cao Lãnh và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Ngoài dạy văn hóa theo chương trình THCS, THPT hệ GDTX, giảng dạy và cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học, rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học, dạy nghề, hướng nghiệp học, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT các trường trên địa bàn tỉnh. Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp còn được Sở GD&ĐT cho phép liên kết với các trường cao đẳng, đại học, học viện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao dân trí, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời còn được Sở GD&ĐT cho phép phối hợp với Trường Đại học Đồng Tháp, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tổ trưởng, chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và bồi dưỡng lớp CBQL giáo dục cho các CB, GV là thế hệ kế cận của các trường, trung tâm trên địa bàn tỉnh, bồi dưỡng lại về QLGD cho các hiệu trưởng, phó hiệu

47

trưởng của các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giám đốc, phó giám đốc các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh đã quá 5 năm sau khi học lớp CBQL giáo dục lần đầu tiên nhằm đáp ứng năng lực quản lý của lãnh đạo đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Về nhiệm vụ, theo Điều 3 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp có nhiệm vụ như sau:

1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục

a) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;

c) Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

Về chức năng, căn cứ vào những quy định quản lý Nhà nước về hoạt động của các trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp có chức năng sau đây:

1. Chức năng liên kết đào tạo: Trung tâm được phép phối hợp với các

48 Ban Giám đốc Phòng Hành chính Phòng Ngoại ngữ - Tin học Phòng Quản lý đào tạo Phòng Dạy Văn hóa - Hướng nghiệp làm vừa học nhằm đáp ứng nhu cầu người học và góp phần tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

2. Chức năng đào tạo và cấp các loại chứng chỉ: Ngoài chức năng trên,

Trung tâm còn có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho người học; tổ chức bồi dưỡng và cấp các loại chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức kỹ năng theo nhu cầu của người học; tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo đó, Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp gồm Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc) và 4 phòng chức năng: Phòng Hành chính; Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Ngoại ngữ - Tin học , Phòng Dạy Văn hóa - Hướng nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên viên, nhân viên các phòng chức năng vào cuối năm 2018 như sau:

49

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Phòng Hành chính)

Nhân lực các phòng chức năng của Trung tâm gồm 58 người, trong đó trình độ đại học 26 người và thạc sĩ 24 người, 100% cán bộ quản lý và giáo viên đều có trình độ từ đại học trở lên (46 người).

Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ đội ngũ nhân lực cán bộ quản lý, giáo viên và

nhân viên Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

TT Phòng chức năng Số lượng Trình độ đào tạo TC CĐ ĐH Thạc sĩ Khác 1 Ban Giám đốc 4 ∕ ∕ ∕ 4 ∕ 2 Hành chính 14 1 2 4 2 5

3 Quản lý đào tạo 5 ∕ ∕ 3 2 ∕

4 Ngoại ngữ - Tin học 7 ∕ ∕ 4 3 ∕

5 Dạy văn hóa-Hướng nghiệp 29 ∕ ∕ 16 13 ∕

Tổng cộng 59 1 2 26 24 5

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Phòng Hành chính)

Với tỷ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ đại học, sau đại học này cho thấy Trung tâm hoàn toàn có đủ năng lực đảm nhiệm nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhân lực phục vụ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

TT Phòng chức năng CBQL Chuyên viên, nhân viên Giáo viên Tổng số nhân sự Phòng/ Ban Trưởng Phó 1 Ban Giám đốc 1 3 ∕ ∕ 4 2 Hành chính 1 2 11 ∕ 14

3 Quản lý đào tạo 1 1 ∕ 3 5

4 Ngoại ngữ - Tin học 1 1 2 3 7

5 Dạy Văn hóa - Hướng nghiệp 1 2 ∕ 26 29

50

2.1.4. Kết quả hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động, Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp sau năm năm hoạt động giáo dục và đào tạo đã đạt được một số kết quả như sau:

2.1.4.1. Quy mô giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông

Bảng 2.3. Quy mô lớp, học sinh hệ giáo dục thường xuyên

Năm học

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Cộng

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2015-2016 6 195 3 110 5 118 14 423 2016-2017 5 196 6 161 3 94 14 451 2017-2018 5 154 5 132 6 138 16 424

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Phòng Hành chính)

2.1.4.2. Liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học và từ xa

Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp đã liên kết đào tạo (LKĐT) nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài khu vực ĐBSCL như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT, Trung tâm Đào tạo từ xa - Đại học Huế, Trường Đại học Đồng Tháp, Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Vinh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Trung tâm đào tạo - Bồi dưỡng thường xuyên - Đại học SP Hà Nội, Trường Trung cấp Văn thư lưu trữ Trung ương, . . .

51

Bảng 2.4. Số lượng học viên theo học các lớp LKĐT

Năm học Trình độ đào tạo Số lớp Số học viên

2015-2016 TCCN 3 06 Cao đẳng 1 62 Đại học 18 1031 2016-2017 TCCN 1 29 Đại học 12 691 2017-2018 TCCN 1 16 Đại học 7 284

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Phòng Hành chính)

2.1.4.3. Về đào tạo ngoại ngữ, tin học

Ngoài chức năng liên kết đào tạo nêu trên, Trung tâm còn có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong địa bàn thành phố Cao Lãnh và các huyện thị trong tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt các chuẩn ngoại ngữ và tin học đáp ứng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp.

2.1.4.4. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Ngay sau khi Trung tâm được thành lập, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp giao nhiệm vụ cho Trung tâm liên kết các cơ sở đào tạo như Học viện Quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đồng Tháp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV và NV của ngành GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp.

Tóm lại, từ ngày thành lập năm 2010 đến nay, Trung tâm đạt được nhiều thành tích và được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng cờ thi đua về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền (từ năm 2012 đến 2018).

52

Tuy nhiên, để Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp trở thành cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng của địa phương thì đòi hỏi có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động của Trung tâm để đề xuất biện pháp đảm bảo tính cấp thiết, khoa học, thực tiễn và khả thi.

2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT góp phần giáo dục toàn diện HS hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp;

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp;

- Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)