Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 130 - 140)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đã đề ra, qua đó phân tích và tìm ra biện pháp hữu hiệu trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 người ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp bao gồm: 15 CBQL (Chuyên viên Sở GDĐT, Ban Giám đốc, Trưởng các đoàn thể), 05 Trưởng phòng chuyên môn, 10 GV.

3.4.3. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm

Mỗi nội dung khảo sát được lấy ý kiến bằng phiếu hỏi với 4 mức độ đánh giá: Rất cần thiết, Cần thiết, Ít cần thiết và Không cần thiết; Rất khả thi, Khả thi, Ít khả thi và Không khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Từ kết quả nghiên cứu lý luận công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nêu trên. Để kiểm chứng các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này bằng phương phảo điều tra bằng phiếu hỏi. Kết quả thu được ở bảng 3.1 như sau:

119

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp

N=30 STT Các biện pháp Sự cần thiết Đ T B X X ếp h ng Rất Cần thiết Cần thiết Ít Cần thiết KhgCần thiết SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

21 73,3 6 20 2 6,7 0 0 3,67 1

2

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

19 63 8 26,7 3 10 0 0 3,53 2

3

Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

12 50 7 23,3 5 16,7 3 10 3,13 5

4

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

20 66,7 5 16,7 4 13,3 1 3,3 3,47 3

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm

GDTX&KTHN tỉnh ĐT

16 63,3 5 16,7 4 13,3 2 6,7 3,37 4

6

Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị, tài chính cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

11 43,3 9 30 5 16,7 3 10 3,07 6

120

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

N=30 ST T Các biện pháp Tính khả thi Đ T B Y X ếp h ng Rất Khả thi Khả thi Ít Khả thi Không Khả thi SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

21 70 7 23,3 2 6,7 0 0 3,63 1

2

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

19 63,3 9 30 2 6,7 0 0 3,57 2

3

Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

16 53,3 7 23,3 5 16,7 2 6,7 3,23 4

4

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm

GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

17 56,7 8 26,7 4 13,3 1 3,3 3,37 3

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

12 40 12 40 5 16,7 1 3,3 3,17 5

6

Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị, tài chính cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

11 36,7 12 40 4 13,3 3 10 3,03 6

121

Kết quả bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi. Cụ thể biện pháp 1 và 2 không có ý kiến cho là không cần thiết, tương tự cũng không có ý kiến cho là không khả thi. Theo đó, ý kiến đối với từng biện pháp như sau:

Đối với biện pháp 1 (Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS) có 73,7% người được hỏi đã cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,67 xếp thứ 1) và 70 % cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,63 xếp thứ 1).

Đối với biện pháp 2 (Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp) có 63,3 % người được hỏi đã cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,53 xếp thứ 2) và 63,3 % cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,57 xếp thứ 2).

Đối với biện pháp 3 (Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp) có 50% người được hỏi đã cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,13 xếp thứ 5) và 53,3% cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,23 xếp thứ 4).

Đối với biện pháp 4 (Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp) có 66,7 % người được hỏi đã cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,47 xếp thứ 3) và 56,7 % cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,37 xếp thứ 3).

Đối với biện pháp 5 (Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp) có 63,3% người được hỏi đã cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,37 xếp thứ 4) và 40% cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,17 xếp thứ 5).

Đối với biện pháp 6 (Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị, tài chính cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp) có 43,3% người được hỏi cho rằng rất cần thiết (ĐTB = 3,07) và 36,7% cho rằng rất khả thi (ĐTB = 3,03) đều xếp thứ 6.

122

3.4.5. Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất

Để hiểu rõ mối tương quan giữa hai đối tượng khảo nghiệm là sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman) như sau:

R1 ) 1 ( ) ( 6 2 2    N N Y X (-1  R  +1) Trong đó:

- X, Y là thứ bậc của sự cần thiết và tính khả thi.

- N là số lượng biện pháp được xếp hạng, trong đề tài này N=6. - Giá trị R là một số nhỏ hơn 1. Khi giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Cụ thể:

R< 0 : Tương quan nghịch R> 0 : Tương quan thuận 0.7R < 1: Tương quan chặt 0.5 R < 0.7 : Tương quan

0.3 R < 0.5 : Tương quan không chặt

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết

và tính khả thi của 6 biện pháp Tên biện pháp Điểm Sự cần thiết Thứ hạng ( X ) Điểm Tính khả thi Thứ hạng ( Y ) (X-Y)2 BP 1 3,67 1 3,63 1 0 BP 2 3,53 2 3,57 2 0 BP 3 3,13 5 3,23 4 1 BP 4 3,47 3 3,37 3 0 BP 5 3,37 4 3,17 5 1 BP 6 3,07 6 3,03 6 0 Tổng số 2

123

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý

Kết quả biểu đồ 3.1, hệ số tương quan thứ bậc (giữa sự cần thiết và tính khả thi):

Kết luận: Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan chặt với nhau. Nghĩa là biện pháp nào cần thiết thì cũng khả thi. Sở dĩ có sự chêch lệch về đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (cụ thể là các biện pháp có sự cần thiết cao hơn tính khả thi) là vì tuy các biện pháp đó rất cấp thiết nhưng do điều kiện nhà trường, do trình độ, năng lực của CBQL, GV… chưa thể thực hiện các biện pháp đó một cách tốt nhất

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS và thực trạng GDĐĐ cũng như thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm

R = 1 - 6.2

6(62-1) =1-0,06=0,94

124

GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Việc đề xuất các biện pháp quản lý đều tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Mỗi biện pháp đều tập trung nghiên cứu các khía cạnh mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Với các biện pháp trên sẽ góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS những năm qua, đồng thời giải quyết yêu cầu ngày càng cao của mục đích quản lý với thực tế tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp hiện nay để nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐĐ cho HS. Đặc biệt hơn, các biện pháp đề xuất đã được tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi và được đa số CBQL, GV và CMHS tán thành. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, qua đó sẽ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp trong khu vực và trong toàn tỉnh Đồng Tháp.

125

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về cơ sở lý luận

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một nội dung quan trọng trong các hoạt quản lý của Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trung tâm. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS còn là một yêu cầu tất yếu và thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục nước ta hiện nay.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, QLGD, quản lý hoạt động GDĐĐ, hệ thống các quan điểm làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý hoạt GDĐĐ cũng như chiến lược phát triển giáo dục của nước ta nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thực tế quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu đó là quản lý, chức năng quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động GDĐĐ,… khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là đổi mới hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở tường minh hóa những vấn đề về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả xây dựng được khung lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng và định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

126

HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp cho thấy: Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các CBQL, GV quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này.

Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu tác giả cũng đã đã tìm ra được những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS như:

- Nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho HS. Về hình thức giáo dục, việc lồng ghép những bài học đạo đức vào các môn văn hóa ở nhà trường còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả.

- Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ HS chưa thật sự quyết liệt, thiếu chặt chẽ. Việc theo dõi, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện và điều chỉnh bổ sung kế hoạch chưa được thường xuyên dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt hiệu quả chưa cao;

- Sự phối hợp với các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán. Một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trò của mình trong công tác GDĐĐ cho HS.

1.3. Về biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Biện pháp 2: Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

127

Biện pháp 3: Kiện toàn tổ chức máy thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Biện pháp 4: Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị, tài chính cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cần thiết với tính khả thi của các biện pháp.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp là cần thiết và có tính khả thi. Nếu thực hiện một cách chặt chẽ và đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nói riêng và tại các Trung tâm giáo thường xuyên nói chung.

Tóm lại, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả đã:

- Hiện thực hóa mục đích nghiên cứu là đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp (Mục 2 phần Mở đầu của đề tài);

- Tường minh hóa đối tượng nghiên cứu (Mục 3 phần Mở đầu của đề tài); - Chính xác hóa giả thuyết khoa học (Mục 4 phần Mở đầu của đề tài);

128

- Đảm bảo đúng nhiệm vụ nghiên cứu đề ra (Mục 5 phần Mở đầu của đề tài);

- Và đã đáp ứng đúng yêu cầu cấu trúc của luận văn (Mục 9 phần Mở đầu của đề tài).

2. KHUYẾN NGHỊ

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nói riêng là việc làm cần thiết, thường xuyên, nó không chỉ là nhiệm vụ riêng của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp mà còn là nhiệm vụ chung của ngành giáo dục, của các lực lượng trong và ngoài trung tâm. Vì vậy chúng tôi xin nêu một số khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 130 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)