Chất lượng giáo dục và thực trạng đạo đức của học sinh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Chất lượng giáo dục và thực trạng đạo đức của học sinh tạ

tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

2.3.1.1. Chất lượng giáo dục của học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Theo báo cáo tổng kết các năm học gần đây của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, qua nhận xét của Ban đại diện CMHS và theo đánh giá của Sở GD&ĐT Đồng Tháp, phần lớn HS đều có ý thức và có cố gắng học tập tốt, được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.5. Học lực của học sinh Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Năm học Xếp loại học lực HS (%)

Giỏi Khá TB Yếu, Kém

2015-2016 18,72 27,09 39,87 14,32 2016-2017 19,82 37,67 37,22 12,11 2017-2018 19,38 39,43 41,19 11,01

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Qua Bảng 2.5. cho thấy học lực của HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 cơ bản ổn định và kết quả học lực của HS đạt giỏi, khá chuyển biến tích cực sau mỗi năm, cụ thể tỷ lệ

55

HS xếp loại giỏi tăng từ 18,72% đến 19,38%; học lực khá tăng từ 27,09% đến 39,43% và tỷ lệ học lực yếu kém giảm dần từ 14,32% xuống còn 11,01% , tuy nhiên tỷ lệ xếp loại yếu, kém vẫn còn ở mức cao.

2.3.1.2. Thực trạng đạo đức học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Thực trạng đạo đức học sinh tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được xem xét qua hai vấn đề: xếp loại đạo đức và các hành vi vi phạm đạo đức của HS.

* Xếp loại đạo đức:

Trong những năm gần đây, hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp ngày càng được quan tâm và nhận được hiệu quả rõ rệt. Phần lớn HS đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nhân cách của mình và có cố gắng học tập. Điều này được thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm của HS như sau:

Bảng 2.6. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh

Năm học Xếp loại hạnh kiểm (%)

Tốt Khá TB Yếu Khg XL

2015-2016 33,70 43,39 21,59 0,22 1,10 2016-2017 36,78 44,27 24,67 0,66 0,44 2017-2018 43,61 51,98 14,10 0,44 0,88

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Kết quả số liệu từ Bảng 2.6 chỉ ra hạnh kiểm HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nhìn chung xếp loại khá tốt, cụ thể tỷ lệ HS xếp loại tốt tăng từ 33,70% đến 43,61%, xếp loại khá cũng tăng và ổn định từ 43,39% lên đến 51,98%, tỷ lệ HS xếp loại yếu dao động từ 0,22% đến 0,66% nhưng cũng còn ở mức cao. Số HS do vượt số tuổi qui định không xếp loại từ 1,10% đến 0,88%.

56

Kết quả trên đây phản ánh tình hình chung là phần nhiều HS thực hiện nghiêm túc nội qui của trung tâm, các quy định và pháp luật của Nhà nước. Rất nhiều HS ngoan, kính trọng thầy cô, có tinh thần giúp đỡ người khác, tương thân, tương ái, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và có ý thức kỷ luật, tự giác, ý chí vươn lên trong học tập.

Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực vẫn còn tồn tại mặt tiêu cực, hạn chế về đạo đức của HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Kết quả của bảng xếp loại hạnh kiểm HS trong ba năm học gần đây cho thấy, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn ở mức cao, vẫn còn nhiều HS có những biểu hiện yếu kém, chưa ý thức, vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

* Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh

Để có căn cứ chính xác cho kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS, tác giả đã tiến hành thống kê những hành vi vi phạm đạo đức của HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp trong ba năm học, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thống kê hành vi vi phạm đạo đức củaHS

STT Hành vi vi phạm đạo đức của HS Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 HS % HS % HS % 1 Bỏ giờ, trốn học 6 1,32 9 1,86 15 2,98 2 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 3 0,66 2 0,41 1 0,20 3 Gây gổ đánh nhau 2 0,44 5 1,03 9 1,79 4 Trộm cắp vặt, trấn lột bạn bè 1 0,22 ∕ ∕ ∕ ∕ 5 Nói tục, chửi bậy 4 0,88 6 1,24 9 1,79 6 Làm hư hỏng tài sản trường ∕ ∕ 2 0,41 1 0,20 7 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 3 0,66 2 0,41 2 0,40 8 Hút thuốc, uống rượu, bia ∕ ∕ 4 0,82 2 0,40 9 Các sai phạm khác 7 1,54 9 1,86 11 2,18

57

Số liệu thống kê từ bảng 2.7 cho thấy số HS vi phạm: “Bỏ giờ, trốn học”, “Gây gổ đánh nhau”, “Nói tục, chửi bậy”, “Các sai phạm khác” có biểu hiện gia tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Con số tổng hợp hành vi vi phạm các năm học 2015 - 2016 là 26 trường hợp chiếm 5,73%, năm học 2016 - 2017 có 39 trường hợp tỷ lệ 8,05 %, năm học 2017 - 2018 có 50 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,92%. Như vậy số HS vi phạm có chiều hướng ngày càng nhiều.

Hành vi vi phạm của HS cơ bản là bỏ giờ, trốn học không có lý do. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em vắng, bỏ học thì được em Trần Đức Thịnh HS lớp 10, em Nguyễn Thị Diễm Kiều HS lớp 11; em Nguyễn Văn Công HS lớp 12 cho biết về nguyên nhân như sau: “Học lực yếu không theo kịp nội dung chương trình; Cha mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan tâm; Gia đình cha mẹ bất hòa tác động đến tâm lý các em chán nản học tập; một số ít bị lôi kéo la cà ở các hàng quán không vào lớp học; ...

Như vậy, thông qua số liệu từ bảng 2.7 và kết quả trao đổi với HS, cha mẹ HS phản ảnh khá sinh động bức tranh thực trạng đạo đức HS tại Trung tâm GDTX - KTHN tỉnh Đồng Tháp. Qua đây giúp tác giả có cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp tăng cường giáo dục HS ý thức tự giác học tập, xây dựng môi trường giáo dục sân chơi lành mạnh, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, phối hợp tốt với gia đình, các tổ chức xã hội trong việc bồi dưỡng, rèn luyện GDĐĐ, lối sống cho HS đồng thời chú trọng hơn nữa các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.3.2. Nhận thức đặc điểm học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Theo khung lý thuyết tại mục 1.3.2 chương 1 chỉ rõ đặc điểm của HS ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Cho nên để có được

58

bức tranh GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, tác giả tìm hiểu mức độ nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ HS về đặc điểm của các em, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL, GV và CMHS về đặc điểm HS tại Trung tâm

N=50 TT Đặc điểm HS Mức độ nhận thức Đ T B Xếp hạng Đối tượng Th hiểu sâu sắc Khá thông hiểu Thông hiểu Nhận biết 1 Đây là thời kỳ phát triển thể chất CBQL, GV 27 16 5 2 3,36 2 CMHS 25 15 7 3 3,24 2 2 Đây là thời kỳ trưởng thành giới tính CBQL, GV 31 14 5 0 3,52 1 CMHS 33 13 4 0 3,58 1 3 Vai trò xã hội thay đổi cơ bản

CBQL,

GV 15 3 21 11 2,44 4

CMHS 11 10 14 15 2,34 4

4

Biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình

CBQL,

GV 24 10 11 5 3,06 3

CMHS 17 16 14 3 2,94 3

Điểm trung bình chung của CBQL và GV 3,10

59

Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy đội ngũ CBQL, GV và CMHS nhận thức ở mức độ khá thông hiểu những đặc điểm tâm lý của HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp là với ĐTB cho các đối tượng là (3,02 đến 3,10). Cụ thể, hai đặc điểm tâm lý được nhận xét thông hiểu sâu sắc là: Đây là thời kỳ trưởng thành giới tính (ĐTB từ 3,52 đến 3,58, xếp thứ 1); Đây là thời kỳ phát triển về thể chất (ĐTB từ 3,24 đến 3,36, xếp thứ 2). Còn hai đặc điểm lần lượt được xếp thứ 3 và 4 cũng được nhận xét khá thông hiểu là: Biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình (ĐTB từ 2,94 đến 3,06); Vai trò xã hội thay đổi cơ bản (ĐTB từ 2,34 đến 2,44). Điều này cho thấy CBQL, GV và CMHS có nhận thức đúng đắnvà phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS ở giai đoạn này. Qua đây giúp tác giả có cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong đơn vị cần chú trọng các đặc điểm lứa tuổi quan trọng này để vừa hiểu được các em vừa phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc do đặc điểm lứa tuổi gây ra, đồng thời luôn tạo điều kiện, động viên, khuyến kích học sinh thể hiện vai trò của họ đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

2.3.3. Thực trạng thực hiện và mức độ đáp ứng của mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện và mức độ đáp ứng của mục tiêu GDĐĐ cho HS, tác giả tiến hành khảo sát 100 người bao gồm: CBQL, GV, và CMHS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp và đã thu được kết quả ở bảng 2.9:

60

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện mục tiêu

và mức độ đáp ứng mục tiêu GDĐĐ cho HS tại Trung tâm

N=100 TT Mục tiêu GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện Mức độ đáp ứng ĐTB XH ĐTB XH Về nhận thức

1 Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về

các phẩm chất ĐĐ và chuẩn mực ĐĐ 3,62 1 3,31 2 2 Giúp HS có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội

dung các chuẩn mực ĐĐ của người Việt Nam 2,68 3 3,05 3 3 Giúp HS hình thành niềm tin ĐĐ 3,04 2 3,32 1

Về thái độ tình cảm

4 Giúp HS có thái độ đúng đắn với các quy

phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn ... 3,48 1 3,38 1 5 Khơi dậy ở HS những rung động, những cảm

xúc với thế giới hiện thực 2,87 3 2,82 3 6 Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt và bày

tỏ phản ứng trước những hành vi sai trái 3,03 2 2,99 2

Về hành vi và kỹ năng

7 Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực

ĐĐ, thường xuyên rèn luyện hành vi ĐĐ 3,27 1 3,39 1 8 Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, thể

hiện được tư cách người HS 3,16 2 3,03 2 9 Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực,

thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống 2,68 3 2,86 3

Điểm trung bình chung 3,09 3,23

Qua từ bảng 2.9 cho thấy ĐTB chung của kết quả thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS là 3,09, được đánh giá mức độ Khá (theo quy ước); và ĐTB chung của mức độ đáp ứng của mục tiêu GDĐĐ cho HS là 3,13, cũng được đánh giá mức độ Khá (theo quy ước).

61

Xem xét từng mục tiêu GDĐĐ cho HS, bảng trên chỉ ra như sau:

- Kết quả thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS

+ Mục tiêu 1 về nhận thức: cho thấy các lực lượng CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá cao những nội dung thực hiện tốt là: Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về các phẩm chất ĐĐ và chuẩn mực ĐĐ (ĐTB=3,62 xếp thứ 1). Còn nội dung: Giúp HS hình thành niềm tin ĐĐ (ĐTB=3,05 xếp thứ 2); Giúp HS có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực ĐĐ của người Việt Nam (ĐTB=2,68 xếp thứ 3), điều này cho thấy việc thực hiện 02 nội dung này cần phải được quan tâm thực hiện tốt hơn.

+ Mục tiêu 2 về thái độ tình cảm: Lực lượng CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá cao những nội dung thực hiện tốt là: Giúp HS có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn . . . (ĐTB=3,48 xếp thứ 1). Nội dung: Khơi dậy ở HS những rung động, những cảm xúc với thế giới hiện thực (ĐTB=2,87 xếp thứ 3), vì vậy cần đề ra những biện pháp để thực hiện tốt hơn nội dung này.

+ Mục tiêu 3 về hành vi và kỹ năng: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực ĐĐ, thường xuyên rèn luyện hành vi ĐĐ (ĐTB =3,27, xếp thứ 1) và Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách người HS (ĐTB =3,16, xếp thứ 2) là 02 nội dung được CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá là thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, nội dung Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống (ĐTB=2,68 xếp thứ 3), do đó cần phải đặc biệt quan tâm thực hiện nhiều hơn nữa để thực hiện có hiệu quả hơn nữa mục tiêu GDĐĐ cho HS.

Về mức độ đáp ứng của mục tiêu GDĐĐ cho HS

+ Mục tiêu 1 về nhận thức: Các lực lượng CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá khá tốt mức độ đáp ứng của những nội dung là: Giúp HS hình thành niềm tin ĐĐ (ĐTB=3,32 xếp thứ 1); Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản

62

về các phẩm chất ĐĐ và chuẩn mực ĐĐ (ĐTB=3,32 xếp thứ 2; Giúp HS có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực ĐĐ của người Việt Nam (ĐTB=3,05 xếp thứ 3), tuy nhiên cũng cần phát huy hơn nữa để thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu này.

+ Mục tiêu 2 về thái độ tình cảm: Lực lượng CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá cao mức độ đáp ứng của nội dung: Giúp HS có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn ... (ĐTB=3,38 xếp thứ 1). Những nội dung được đánh giá mức độ đáp ứng là khá là: Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt và bày tỏ phản ứng trước những hành vi sai trái (ĐTB = 2,99, xếp thứ 2) và Khơi dậy ở HS những rung động, những cảm xúc với thế giới hiện thực (ĐTB=2,82 xếp thứ 3), vì vậy cần đề ra những biện pháp để thực hiện tốt hơn những nội dung này.

+ Mục tiêu 3 về hành vi và kỹ năng: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực ĐĐ, thường xuyên rèn luyện hành vi ĐĐ (ĐTB =3,39, xếp thứ 1) là nội dung được CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá mức độ đáp ứng tốt. Tuy nhiên, nội dung Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách người HS (ĐTB =3,03, xếp thứ 2) và Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống (ĐTB=2,86 xếp thứ 3) cần phải đầu tư thực hiện tốt để mục tiêu GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao hơn.

Nhìn vào bảng trên, cho thấy các mục tiêu hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được đa số đánh giá khá tốt. Điều này chứng tỏ có nhiều CBQL, GV và cha mẹ HS nhận thức sâu sắc tầm quan trọng hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm, đây là nguồn lực tinh thần giúp cho sự nghiệp “trồng người” đạt nhiều kỳ vọng của xã hội.

2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

63

khảo sát 50 CBQL, GV và 50 cha mẹ HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS. Kết quả như sau:

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS tại Trung tâm

N= 100 TT Nội dung GDĐĐ Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đạt 1 Giáo dục tri thức ĐĐ 67 18 15 0 3,52 1 2 Giáo dục lý tưởng ĐĐ 53 30 12 5 3,31 3 3 Giáo dục giá trị ĐĐ 3.1 ĐĐ truyền thống dân tộc 56 14 27 3 3,23 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)