9. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp
63
khảo sát 50 CBQL, GV và 50 cha mẹ HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS. Kết quả như sau:
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS tại Trung tâm
N= 100 TT Nội dung GDĐĐ Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đạt 1 Giáo dục tri thức ĐĐ 67 18 15 0 3,52 1 2 Giáo dục lý tưởng ĐĐ 53 30 12 5 3,31 3 3 Giáo dục giá trị ĐĐ 3.1 ĐĐ truyền thống dân tộc 56 14 27 3 3,23 4 3.2 ĐĐ cách mạng 47 19 29 5 3,08 5 3.3 ĐĐ nhân loại 29 27 35 9 2,76 7 4 Giáo dục tình cảm ĐĐ 59 23 14 4 3,37 2 5 Giáo dục ý thức ĐĐ 37 25 29 9 2,9 6
Điểm trung bình chung 3,18
Qua từ bảng 2.10 cho thấy ĐTB chung của Kết quả thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp là 3,18, như vậy kết quả thực hiện đạt mức độ Khá (theo quy ước).
Bảng trên đây còn cho biết CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá cao những nội dung GDĐĐ, như: Giáo dục tri thức đạo đức (ĐTB=3,52 xếp hạng 1); Giáo dục tình cảm đạo đức (ĐTB=3,37 xếp hạng 2); Giáo dục lý tưởng đạo đức (ĐTB=3,31 xếp hạng 3). Điều này cho thấy, những năm gần đây Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm 3 nội dung này.
Cuối cùng, nhìn vào số liệu khảo sát, cho thấy nội dung “Giáo dục ý thức đạo đức” (ĐTB=2,9 xếp hạng 6); “Giáo dục giá trị đạo đức nhân loại” (ĐTB=2,76 xếp hạng 7). Cho thấy “Giáo dục ý thức ĐĐ” của HS” và việc
64
giáo dục giá trị “ĐĐ nhân loại” cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Đặc biệt, cần có biện pháp khắc phục để việc GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.5. Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Tương tự như trên, tác giả tìm hiểu thực trạng thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm, kết quả như sau:
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện phương pháp GDĐĐ cho HS
tại Trung tâm (dành cho CBQL và GV)
N= 50 TT Phương pháp GDĐĐ Kết quả thực hiện Đ T B Xếp hạng Tốt Khá Tr bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp đàm thoại 27 54 14 28 7 14 2 4 3,32 2 2 Phương pháp nêu gương 29 58 12 24 9 18 0 0 3,4 1 3 Phương pháp đóng vai 15 30 13 26 14 28 8 16 2,7 6 4 Phương pháp trò chơi 21 42 14 28 11 22 4 8 3,04 4 5 Phương pháp khen thưởng 25 50 6 12 14 28 5 10 3,02 5 6 Phương pháp xử phạt 23 46 13 26 11 22 3 6 3,12 3 7 Phương pháp dự án 14 28 12 24 15 30 9 18 2,62 7
Điểm trung bình chung 3,03
Số liệu của bảng 2.11 cho thấy ĐTB chung thực hiện các phương pháp GDĐĐ là 3,10, kết quả thực hiện đạt mức độ Khá (theo quy ước).
65
= 3,4, xếp hạng 1) và phương pháp đàm thoại (ĐTB=3,32, xếp hạng 2). Điều này chứng tỏ Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp sử dụng tốt phương pháp nêu gương cá nhân, tập thể và trao đỏi trò chuyện với HS để giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương mẫu mực. Qua đó giúp HS nhận thức khá thông hiểu bản chất và nội dung đạo đức mới.
Các phương pháp còn lại mức độ thực hiện xếp loại Khá (theo qui ước) lần lượt là: phương pháp xử phạt, phương pháp trò chơi, phương pháp khen thưởng, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án. Vì vậy, cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.
Phương pháp được nhận xét đánh giá thấp nhất là phương pháp dự án và các phương pháp đóng vai. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các phương pháp sử dụng ít thì được thầy CB1 và thầy CB2 là CBQL tại Trung tâm cho biết nguyên nhân như sau: “GV mất nhiều thời gian để theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án, năng lực HS yếu nên khả năng tự tìm tòi còn nhiều hạn chế. GV thường thực hiện phương pháp nêu gương người tốt việc tốt hay trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các em về các ưu, khuyết điểm trong hành vi ứng xử để các em sửa chữa là những phương pháp tác
động đơn giản, nhưng cũng rất kịp thời”
Tương tự nhận xét đánh giá các phương pháp nêu trên được phỏng vấn với cô GV1 – giáo viên bộ môn Ngữ văn và thầy GV2 – giáo viên bộ môn GDCD cho biết nguyên nhân vì sao các phương pháp này ít được sử dụng thì được nhận xét tương tự sau: “Phải dành nhiều thời gian để theo dõi, hướng dẫn và đánh giá HS, năng lực HS còn nhiều hạn chế nên khả năng tìm hiểu
66
Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện phương pháp GDĐĐ cho HS
tại Trung tâm (dành cho cha mẹ HS)
Biểu đồ trên cho thấy phản ánh của cha mẹ HS về kết quả thực hiện phương pháp GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp đạt mức độ Khá (theo quy ước).
Các phương pháp được đánh giá thực hiện Tốt là phương pháp nêu gương (ĐTB = 3,48, xếp hạng 1) và phương pháp đàm thoại (ĐTB=3,40, xếp hạng 2). Hai phương pháp được xếp thấp nhất là phương pháp đóng vai (ĐTB = 2,72, xếp hạng 5) và các phương pháp dự án (ĐTB = 2,68, xếp hạng 7). Đánh giá này cũng trùng khớp với nhận xét đánh giá của CBQL và GV tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp.
Biểu đồ 2.2. Kết quả thực hiện phương pháp GDĐĐ cho HS
67
Qua biểu đồ 2.2 do HS đánh giá cho thấy ĐTB chung của việc thực hiện phương pháp GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp là 3,01, cũng đạt mức độ Khá (theo quy ước) trùng với nhận xét đánh giá của CBQL, GV và cha mẹ HS.
Các phương pháp do HS đánh giá Tốt có sự thay đổi là phương pháp trò chơi (ĐTB = 3,54, xếp hạng 1) và phương pháp nêu gương (ĐTB=3,48, xếp hạng 2), phương pháp đàm thoại (ĐTB=3,19, xếp hạng 3. Các phương pháp còn lại được đánh giá xếp loại Khá.
Như vậy thông qua số liệu từ bảng khảo sát trên và kết quả trao đổi với CBQL, GV, cha mẹ HS và HS phản ảnh được thực trạng áp dụng các phương pháp GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Điều này giúp cho tác giả khi đề ra các giải pháp phải cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp cho phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể thì hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp đạt hiệu quả cao hơn.
Bảng 2.12. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS
tại Trung tâm (dành cho CBQL và GV)
N= 50 TT Hình thức tổ chức GDĐD Kết quả thực hiện Đ T B Xếp hạng Rất TX TX Ít TX Khg TX SL % SL % SL % SL %
1 Thông qua các môn học 19 38 11 22 13 26 7 14 2,84 3 2 Thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp 27 54 14 28 9 18 0 0 3,36 1 3
Thông qua sự kết hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội
25 50 10 20 13 26 2 4 3,16 2
68
Từ bảng 2.12 cho thấy ĐTB chung của Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp là 3,12, đạt mức độ Khá tốt (theo quy ước). Cụ thể, Hình thức tổ chức GDĐĐ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp được đánh giá là thực hiện Rất thường xuyên (ĐTB=3,36, xếp hạng 1) điều này chứng tỏ trung tâm chú ý đến chất lượng của các hoạt động này, tiếp thep là hình thức thông qua sự kết hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội (ĐTB=3,16, xếp hạng 2), cuối cùng xếp hạng thấp nhất là hình thức thông qua các môn học (ĐTB=2,84). Như vậy, việc tích hợp các nội dung GDĐĐ trong các bài giảng trên lớp còn rất mờ nhạt, chưa có ảnh hưởng mạnh mẽ vào nhận thức của HS, các nội dung tích hợp để giáo dục cho HS chưa rõ ràng, HS chưa thấy rõ được qua các tiết dạy của GV.
Để tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện các hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số CBQL và GV thì nhận được kết quả như sau:
- Thầy CB1 và CB2, CBQL tại Trung tâm cho biết: “Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức nên dễ dàng thu hút HS tham gia, thông qua các hoạt động HS được trải nghiệm và rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm cũng như tạo được nhiều mối quan hệ tốt với giáo viên, bạn bè…Ngoài ra, Trung tâm cũng thường xuyên tạo mối quan hệ với gia đình, cũng như các lực lượng ngoài xã hội ở địa phương để tổ chức
các hoạt động GDĐĐ cho HS”.
- Cô GV3, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 cho biết: “Hình thức tổ chức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả cao trong việc GDĐĐ cho HS tại Trung tâm thu hút được nhiều HS nhiệt tình tham gia, tuy nhiên hình thức thông qua các môn học đạt hiệu quả chưa cao một phần do
69
Biểu đồ 2.3. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS
tại Trung tâm (dành cho CMHS)
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy ĐTB chung của Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được CMHS đánh giá là 3,16, đạt mức độ Khá tốt (theo quy ước). Cụ thể, Hình thức tổ chức GDĐĐ Thông qua sự kết hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội được đánh giá là thực hiện Rất thường xuyên (ĐTB=3,42, xếp hạng 1), tiếp thep là hình thức thông qua sự kết hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội (ĐTB=3,24, xếp hạng 2), cuối cùng xếp hạng thấp nhất là hình thức thông qua các môn học (ĐTB=2,76).
Biểu đồ 2.4. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS
70
Từ biểu đồ 2.4 cho thấy ĐTB chung của Kết quả thực hiện hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được HS đánh giá là 3,19, đạt mức độ Khá tốt (theo quy ước). Cụ thể, Hình thức tổ chức GDĐĐ Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp được đánh giá là thực hiện Rất thường xuyên (ĐTB=3,48, xếp hạng 1), tiếp theo là hình thức thông qua sự kết hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội (ĐTB=3,11, xếp hạng 2), cuối cùng xếp hạng thấp nhất là hình thức thông qua các môn học (ĐTB=2,97).
Như vậy, qua số liệu từ bảng khảo sát trên và kết quả trao đổi với CBQL, GV, cha mẹ HS và HS phản ảnh được thực trạng áp dụng các hình thức GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp cũng được thực hiện rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong trung tâm với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, …. song chưa được sâu sắc, các hình thức này được tiến hành chưa thường xuyên, đồng bộ và chưa đa dạng hóa nên hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS chưa cao. Điều này, giúp cho tác giả có cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về sự cần thiết giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Với mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, tác giả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ HS và HS về sự cần thiết GDĐĐ cho HS. Kết quả như sau:
71
Bảng 2.13. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS
về sự cần thiết GDĐĐ cho HS tại Trung tâm
TT Khách thể khảo sát Mức độ nhận thức Rất CT CT Ít CT Khg CT SL % SL % SL % SL % 1 CBQL, GV N=50 29 58 19 38 2 4 0 0 2 Cha mẹ HS N=50 27 54 16 32 5 10 2 4 3 Học sinh N=200 97 48,5 75 37,5 21 10,5 7 3,5 Tổng cộng N=300 153 51 110 36.67 28 9,33 9 3 Biểu đồ 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS
về sự cần thiết GDĐĐ cho HS tại Trung tâm
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 và biểu đồ 2.5 thống kê mức độ nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về sự cần thiết GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp cho thấy, đa số những người được hỏi đều cho rằng hoạt động GDĐĐ cho HS là cần thiết đạt tỉ lệ 87,7% (trong đó 51% cho rằng rất cần thiết). Còn lại 9,3% cho rằng ít cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít CMHS và HS cho rằng không cần thiết chiếm tỉ lệ không đáng kể là 3%. Điều này chứng tỏ đa số các CBQL, GV, kể cả CMHS, HS đều nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết không thể thiếu của “dạy người” cho HS và có sự quan tâm tới hoạt động GDĐĐ cho HS này. Đây cũng là một điều rất đáng phấn khởi cho những người làm công tác “trồng người”.
72
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Chức năng lập kế hoạch là một chức năng cơ bản có vị trí đầu tiên được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trình quản lý. Lập kế hoạch là phải đặt ra được mục tiêu cần đạt, nội dung, các bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu. Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo về xu hướng phát triển và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Để tìm hiểu thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV, kết quả thu như sau:
Bảng 2.14. Kết quả thực hiện các bước lập kế hoạch
GDĐĐ cho HS tại Trung tâm
N= 50 T T Các bước lập kế hoạch Kết quả thực hiện Đ T B Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Phân tích, đánh giá thực trạng 25 50 9 18 15 30 1 2 3,16 3 2 Xác định mục tiêu của tổ chức cần đạt được 32 64 16 32 2 4 0 0 3,60 1 3 Căn cứ vào mục tiêu để xác
định nội dung, nhiệm vụ 19 38 14 28 13 26 4 8 2,96 4 4 Lập kế hoạch chương
trình hành động cụ thể 27 54 10 20 11 22 2 4 3,24 2 5 Điều chỉnh kế hoạch (nếu
cần) 17 34 10 20 17 34 6 12 2,76 5
73
Qua bảng số liệu khảo sát trên cho thấy, việc thực hiện các bước lậpkế hoạch GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được đánh giá khá tốt, thể hiện điểm trung bình chung của tất cả các bước thực hiện là 3,14 (dao động từ 2,76 đến 3,6). Bước Xác định mục tiêu của tổ chức cần đạt được là tốt nhất (ĐTB = 3,6, xếp hạng 1); tiếp theo là các bước Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể; Phân tích, đánh giá thực trạng của trung tâm; Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ được đánh