Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 126 - 130)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một hệ thống đa dạng và linh hoạt, mỗi biện pháp có mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện riêng biệt song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau.

Không có biện pháp nào mang tính vạn năng, toàn diện. Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó các biện pháp phải dược tiến hành một cách đồng bộ và có hệ thống để phát huy ưu điểm của

115

biện pháp này, khắc phục hạn chế của biện pháp khác. Khi giải quyết một nhiệm vụ giáo dục người CBQL phải phối hợp nhiều biện pháp tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, hoàn cảnh và điều kiện mà lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp cho phù hợp.

Trong những giải pháp trên:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Là biện pháp đầu tiên, vấn đề nhận thức là vấn đề đặc biệt quan trọng, khi nhận có nhận thức đúng đắn thì mới có những hành động đúng đắn. Nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của GDĐĐ đúng đắn, đầy đủ thì việc thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Biện pháp 2: Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Khi biện pháp 1 đã được thực hiện tốt, thì việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ là cần thiết. Đây là công cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình hành động toàn diện, và là cơ sở để đánh giá kết quả của quá trình quản lý.

Biện pháp 3: Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Là giải pháp không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS vì nó tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường đề ra. Đây chính là giai đoạn thực hiện hóa những ý tưởng để đạt được mục tiêu đã định.

Biện pháp 4: Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài

116

Góp phần thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS một cách đồng bộ, có tổ chức. Làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường nắm được, hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ, huy động và phát huy tối đa các nguồn lực, các lực lượng tham gia vào các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Giải pháp này có ý nghĩa vô cùng thiết yếu bởi đây là khâu then chốt cuối cùng trong chu trình quản lý, giúp cho nhà quản lý kiểm tra được kết quả của quá trình QL hoạt động GDĐĐ cho HS và đồng thời đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng. Qua đó, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế đồng thời khen thưởng khích lệ, động viên những cá nhân, tập thể thực hiện tốt.

Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Ở giải pháp này nhằm đầu tư cũng như tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất của các lực lượng giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể, biện pháp nào đó có thể có vai trò lớn hơn, cần ưu tiên thực hiện hơn cả, có những biện pháp có thể thực hiện sau. Vì vậy, trong tiến trình thực hiện biện pháp Giám đốc trung tâm cần căn cứ vào tình hình cụ thể của trung tâm, bám sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành để có những quyết định đúng đắn nhất.

117

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho

HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

Kiện toàn tổ chức máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS

tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT Tăng cường đầu tư

cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh ĐT

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh

118

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)