Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 66)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp. Từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT góp phần giáo dục toàn diện HS hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp;

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp;

- Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp.

2.2.3. Mẫu khảo sát

Tác giả thiết kế công cụ nghiên cứu gồm 04 loại phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến sau:

Mẫu 1 dành cho cán bộ quản lý.

Mẫu 2 dành cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Mẫu 3 dành cho cha mẹ HS.

53

Tổng số đối tượng khảo sát gồm 300 người. Trong đó, CBQL: 5 người, GV: 45 người, Cha mẹ HS: 50 người và 200 HS theo học Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp.

2.2.4. Phương thức xử lý số liệu

Số liệu thu thập được thông qua các hình thức: khảo sát bằng phiếu, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, qua báo cáo các năm học.

Sau khi có số liệu thô, số liệu được phân tích, xử lý lại để xác nhận tính chính xác, khách quan. Từ đó, số liệu được tổng hợp lại theo các yêu cầu khảo sát và sử dụng các công cụ toán học, công cụ phần mền tin học để xử lý theo yêu cầu.

Xử lý số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc. Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Chưa đáp ứng/Yếu Trung bình Khá Tốt/Xuất sắc Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không thường xuyên Ít thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên

Khg ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Nhận biết Thông hiểu Khá thông hiểu Th hiểu sâu sắc

Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

Điểm trung bình (của yếu tố) =

N D C B A3 2  4

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn Rất quan trọng, Quan trọng, Ít quan trọng và Không quan trọng. N là tổng số người được hỏi.

Điểm trung bình lớn nhất là 4 Điểm trung bình nhỏ nhất là 1

54

Định khoảng là 0,75 theo đó quy ước đánh giá các mức độ của từng yếu tố dựa vào giá trị trung bình như sau:

- Từ 3,26 đến 4 : Tốt/Rất quan trọng - Từ 2,51 đến cận 3,25 : Khá/Quan trọng

- Từ 1,76 đến cận 2,50 : Trung bình/Ít quan trọng

- Từ 1 đến cận 1,75 : Chưa đáp ứng/Không quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)