Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 124 - 126)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho hoạt

giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

113

và điều kiện thuận lợi để hoạt động GDĐĐ cho HS có thể tiến hành với chất lượng và hiệu quả như mong muốn.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính của nhà trường là một yêu cầu cơ bản và cấp bách, bởi lẽ, mọi hoạt động đều cần phải có sự đầu tư nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí. Trong điều kiện xã hội hiện nay, khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, ngân sách đầu tư cho giáo dục tuy có tăng hơn so với trước kia, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục. Tại trung tâm ngân sách chi cho hoạt động GDĐĐ còn hạn chế. Do vậy, việc huy động sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể là hết sức cần thiết.

Các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tham gia phối hợp với nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục, đặc biệt là những hoạt động khóa để tạo sân chơi lành mạnh cho HS, hỗ trợ mua sắm CSVC, thiết bị cũng như ủng hộ tài chính để trung tâm có điều kiện thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS.

Cần xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để các tổ chức xã hội hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS. Khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao,... cho HS.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

CBQL cần mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính tạo điều kiện thuận lợi để góp phần đẩy mạnh các hoạt động GDĐĐ cho HS mang lại hiệu quả cao hơn. Dựa vào kế hoạch năm, các nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám đốc lên kế hoạch phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Phổ biến, tuyên truyền làm cho họ nhận thức được trách nhiệm của bản thân

114

trong công tác GDĐĐ cho HS.

Giám đốc lên kế hoạch vận động sự ủng hộ, đóng góp về tài chính, vật chất từ các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội và chính quyền địa phương đối với công tác GDĐĐ. Huy động sự ủng hộ từ CMHS.

Tranh thủ sự ủng hộ của chính cán bộ, GV nhân viên trong trường. Phát động phong trào tự làm, tự sưu tầm các loại đồ dùng phục vụ cho GDĐĐ như: tranh ảnh, băng hình, sách báo…trong GV và HS.

Xây dựng lộ trình cắt giảm kinh phí, tiết kiệm chi tiêu từ các hoạt động khác để tăng cường đầu tư cho hoạt động GDĐĐ. Lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm cụ thể, hợp lý đối với việc trang bị, sử dụng và bảo quản các loại CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động GDĐĐ của HS.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban Giám đốc cần phải thấy vai trò quan trọng của các lực lượng xã hội với công tác quản lý GDĐĐ cho HS. Phải tuyên truyền đến các lực lượng xã hội. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ kinh phí cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)