Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 94 - 98)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường xã hộ

trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

2.4.6.1. Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

83

các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ngày càng được đẩy mạnh nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục cho HS. Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục đối với hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục

đối với công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm N=50 TT Các lực lượng giáo dục Mức độ ảnh hưởng Đ T B Xếp hạng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Khg ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Ban giám đốc 40 80 8 16 2 4 0 0 3,76 1 2 Đoàn thanh niên 36 72 7 14 5 10 2 4 3,54 3 3 Giáo viên chủ nhiệm 39 78 8 16 3 6 0 0 3,72 2 4 Giáo viên bộ môn 20 40 15 30 9 18 6 12 2,98 8 5 Gia đình 31 62 12 24 7 14 0 0 3,48 4 6 Bạn bè 30 60 12 24 8 16 0 0 3,44 5 7 Cộng đồng nơi sinh sống 30 60 12 24 7 14 1 2 3,42 6 8 Ban Đại diện CMHS 19 38 17 34 14 28 0 0 3,10 7 9 Hội Phụ nữ 2 4 10 20 30 60 8 16 2,12 10 10 Hội Khuyến học 2 4 18 36 24 48 6 12 2,32 9

Điểm trung bình chung 3,19

Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp (Điểm trung bình chung là 3,19), nhưng mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Phần lớn cho rằng Ban Giám đốc là lực lượng có ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB=3,76 xếp thứ 1). Thực tế đã chứng minh, Ban Giám đốc trung tâm đoàn kết, xử lý nghiêm những vi phạm ĐĐ của HS, biết tổ chức, có sự chỉ đạo, kiểm

84

tra sâu sát hơn, thúc đẩy các thành viên trong trung tâm cùng thực hiện, ngoài ra còn phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Tiếp theo là lực lượng GVCN (ĐTB=3,72 xếp thứ 2); Đoàn Thanh niên (ĐTB=3,54 xếp thứ 3); ảnh hưởng của gia đình (ĐTB=3,48 xếp thứ 4); và ảnh hưởng của bạn bè (ĐTB=3,44 xếp thứ 5), điều này chứng tỏ sự phối hợp của CBQL trung tâm với các lực lượng này thực hiện rất tốt, đây cũng là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả rèn luyện đạo đức của HS. Ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường như: Hội khuyến học (ĐTB=2,32 xếp thứ 9), Hội phụ nữ (ĐTB=2,12 xếp thứ 10) được đánh giá không cao, điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa nhà trường với những tổ chức này thực hiện chưa thường xuyên. Mặt khác, những tổ chức này cũng chưa thực sự chủ động tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS, chưa có sự phối hợp rõ ràng để kịp thời động viên khuyến khích những em HS thực hiện tốt.

Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục đối với công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được đánh giá thực hiện là khá cần phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ít lực lượng giáo dục như: Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ … mức độ ảnh hưởng được nhận xét chưa cao, còn hạn chế trong công tác phối hợp GDĐĐ cho HS. Cho nên khi đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS cần quan tâm phối hợp với các lực lượng này để hiệu quả công tác này được tốt hơn.

2.4.5.2. Quản lý sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường - xã hội trong việc

giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ

thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS được CBQL, GV tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận là rất cần thiết, song thực tế việc phối kết hợp này còn nhiều

85

hạn chế: các biện pháp phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa linh hoạt, còn nặng tính hình thức, không trọng tâm, các cá nhân trong các tổ chức ngoài nhà trường chưa thật quan tâm đến vấn đề GDĐĐ cho HS, họ cho rằng đây là công việc của trung tâm phải làm. Do vậy, việc đánh giá xếp loại đạo đức cho HS chủ yếu căn cứ vào các hoạt động trong trung tâm.

Từ những kết quả điều tra và phỏng vấn tác giả nhận thấy rằng việc quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp được quan tâm thực hiện. Đội ngũ CBQL luôn chú ý đến công tác này điều này được minh chứng từ khi lên kế hoạch đến khi tổ chức chỉ đạo cũng như khi xin ý kiến tham khảo trong đánh giá xếp loại. Như vậy, CBQL nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp với các lực lượng xã hội để GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp vẫn còn những hạn chế sau:

- Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì nhà trường phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngoài trung tâm;

- Việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ chủ yếu trong nội bộ trung tâm, thiếu sự kết hợp cũng như huy động tham gia tích cực từ gia đình và cộng đồng xã hội;

- Hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội còn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của mọi người.

Như vậy, Trung tâm cần có biện pháp phối hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình HS và các lực lượng xã hội ngoài trung tâm cùng tham gia vào các hoạt động GDĐĐ cho HS để công tác này đạt được hiệu quả cao hơn.

86

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)