Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 98)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Mặt mạnh

- Đội ngũ CBQL, GV tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS, xác định vai trò của trung tâm, của các bộ phận và cá nhân trong việc thực hiện những hoạt động này; GVCN đa phần có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, gắn bó với HS và CMHS. Nội dung GDĐĐ cũng được các trường chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức gắn với việc hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, hành vi đạo đức cho HS; hình thức GDĐĐ khá đa dạng, phong phú, sinh động, trong đó hình thức tổ chức các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục - thể thao,… được tổ chức khá tốt thu hút đông đảo HS tham gia qua đó góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Trung tâm đã triển khai nhiều biện pháp để GDĐĐ cho HS và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học văn hóa. Xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò là trung tâm trong các mối quan hệ, huy động được các tổ chức cùng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS;

- Đa số HS ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp đều có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức của bản thân. Các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động GDĐĐ của trung tâm. Được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người xung quanh, có lối sống lành mạnh, có ý thức học tập rèn luyện, thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp, biết tuân theo pháp luật của Nhà nước. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện

87

để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành công dân có ích cho xã hội. - Trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, Ban Giám đốc đã xây dựng các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết, đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả, trong đó có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trung tâm để cùng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GDĐĐ cho HS; có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và có khắc phục, điều chỉnh kịp thời sau mỗi lần kiểm tra.

2.5.2. Mặt yếu kém

- Về các thành tố giáo dục, nhìn chung đã thực hiện đa dạng, phong phú từ nội dung đến hình thức và các biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho HS. Về hình thức giáo dục, việc lồng ghép những bài học đạo đức vào các môn văn hóa ở nhà trường còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả; hình thức GDĐĐ chỉ tập trung thể hiện thông qua GVCN, qua một số hoạt động tập thể, chưa tổ chức được những buổi nói chuyện chuyên đề về GDĐĐ cho HS; việc tổ chức cho HS thực hiện những chuyến tham quan về nguồn, thăm các khu di tích lịch sử, các khu căn cứ cách mạng chưa thực hiện được do chưa đầu tư đúng mức về thời gian, kinh phí và tổ chức cho các hoạt động này.

- Trên thực tế vẫn còn GV khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, làm sao truyền thụ được hết nội dung trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức.

- Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS chưa thật sự quyết liệt, thiếu chặt chẽ. Việc theo dõi, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện và điều chỉnh bổ sung kế hoạch chưa được thường xuyên dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt hiệu quả chưa cao;

88

quán. Một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trò của mình trong công tác GDĐĐ cho HS.

2.5.3. Nguyên nhân của mặt mạnh và mặt yếu kém

Ban Giám đốc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS; chưa mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động GDĐĐ. Việc phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS về vị trí, vai trò của GDĐĐ chưa có bước đột phá, thiếu triệt để.

Một số GV bộ môn chưa thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS, họ coi việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của CBQL, Đoàn Thanh niên và GVCN. Bên cạnh đó một số người có quan điểm phân biệt môn chính, môn phụ, không quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho HS.

Một nguyên nhân khác là do sự biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử xấu. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là do chính bản thân của các em. Một số HS yếu kém cả về đạo đức và học lực là do các em chưa tự giác, tích cực tu dưỡng và rèn luyện. Do vậy, các đối tượng này thường thiếu hụt về tri thức văn hóa, những phẩm chất đạo đức, những nguyên tắc, quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức. Các em hay ngại tham gia vào các hoạt động tập thể, đặc biệt là HS lớp 12, chỉ tập trung vào học các môn Toán, Ngữ văn để thi tốt nghiệp THPT. Một số HS còn có thái độ coi thường môn Giáo dục công dân... dẫn đến hành động thiếu tôn trọng những GV dạy môn học này.

Điều kiện CSVC, thiết bị, tài chính cho công tác GDĐĐ chưa có sự quan tâm đúng mức. Do vậy, công tác tổ chức tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tích cực tham gia GDĐĐ cho HS còn hạn chế hay thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động ngoài trời, hội thi bằng hình thức sân khấu hóa,

89

tham qua du lịch; các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền… Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn đơn điệu, mang nặng tính hình thức. Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục với nhau…

Tóm lại, yếu tố nhà trường có ảnh hưởng lớn nhất đối với công tác GDĐĐ cho HS. Nhà trường là nơi các em được giáo dục bài bản nên mọi hoạt động của nhà trường, mọi hành động, lời nói, phong cách, thái độ của CBQL, GV, cảnh quan sư phạm hay những điều kiện phục vụ dạy và học đều có vai trò nhất định trong việc GDĐĐ cho HS. Cùng với đó, việc tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một vấn đề cấp thiết ở Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

Tiểu kết chương 2

Qua việc khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN cho thấy, tập thể trung tâm và cha mẹ HS đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý và GDĐĐ cho HS, có nhận thức đúng đắn, có lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, có tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm. Kết quả của sự cố gắng đó đã có nhiều HS phấn đấu vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt, có các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể, có tinh thần đoàn kết, sống có ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên, một số CBQL và GV chưa thật sự quan tâm đến công tác này, còn nghiêng về dạy chữ hơn dạy người, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, công tác tổ chức và chỉ đạo kiểm tra đánh giá của CBQL đôi lúc chưa sâu sát. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, môi trường giáo dục của gia đình chưa tốt, các tổ chức xã hội chưa chủ động phối hợp với trung tâm... Vì vậy, việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả chưa

90

cao, vẫn còn một số HS vi phạm đạo đức, có những hành vi chưa tốt và ngày càng có chiều hướng gia tăng, phổ biến. Đây là vấn đề rất bức xúc trong giáo dục mà nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm, đòi hỏi mọi người phải có cùng nhận thức đúng đắn, cùng chung tay, góp sức tìm ra biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động GDĐĐ cho HS và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS hiện nay

Tóm lại, chương 2 của luận văn là cơ sở thực tiễn giúp tác giả thiết lập các nguyên tắc và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&TKHN tỉnh Đồng Tháp ở chương 3 tiếp theo của luận văn.

91

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là làm cho nhân cách HS được hình thành và phát triển về mặt đạo đức để mỗi HS có thể nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, tạo cơ sở để các em có cách ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ với người khác (ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…). Việc GDĐĐ cho HS là một trong những yêu cầu cấp thiết, do đó, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS nhất thiết phải đáp ứng được các mục tiêu trên. Để làm được điều này cần có sự thống nhất về nhận thức và hành động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo ra môi trường lạnh mạnh, phát huy được tiềm năng của toàn xã hội tham gia vào công tác GDĐĐ cho HS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Trong mỗi nhà trường có nhiều bộ phận cùng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS, trong mỗi bộ phận lại có các thành viên khác nhau. Ngoài ra, cần phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS. Do đó, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính toàn diện, hài hòa, cân đối giữa dạy chữ và dạy người, sự thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS, tạo điều kiện cho công tác quản lý được tiến

92

hành một cách thống nhất và đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Mặc dù các biện pháp phải đa dạng, tuy nhiên trong đó phải có những biện pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay và phải có biện pháp hỗ trợ, có biện pháp trước mắt và lâu dài. Các biện pháp đề ra phải phát huy được vai trò của cả tập thể, cá nhân vai trò của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có vai trò quan trọng hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, về bình diện cá nhân thì nó diễn ra suốt cả một đời người, về bình diện xã hội là những giá trị văn hóa, đạo đức của thế hệ trước lưu truyền, tiếp biến cho thế hệ sau.

Với ý nghĩa đó, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN luôn đặt trong sự kế thừa những thành quả đã được các nhà QLGD đi trước, ở các địa phương trong việc tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS nói chung, học sinh THPT tại địa phương nói riêng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Để thực hiện bất cứ một hoạt động nào đó thì chúng ta đều cần căn cứ vào những điều kiện thực tiễn của đơn vị mình, đó là những thứ hiện có; tiến hành tìm hiểu, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu hay cơ hội, thách thức của đơn vị. Chính vì vậy, việc đề xuất xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX&KTHN tỉnh Đồng Tháp phải thể hiện và cụ thể hóa các điều kiện hiện có của nhà trường. Đồng thời, các biện pháp này phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn

93

quản lý và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng, giáo dục toàn diện nói chung.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi chính là khả năng ứng dụng của các biện pháp đề xuất vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra). Để đảm bảo tính khả thi, GDĐĐ phải quan tâm đến đặc điểm giới tính, đặc điểm cá biệt và đặc điểm tâm sinh lý HS. Mặt khác, cần phải nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, tiến hành đổi mới nội dung phương pháp, đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ, có như vậy mới tạo cho HS tính tích cực, tự giác, chủ động trong việc học tập, trau dồi các giá trị đạo đức.

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Nhận thức là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình hoạt động xã hội, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS và các lực lượng liên quan về hoạt động GDĐĐ cho HS có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động và là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ cho HS và giáo dục toàn diện của bất kỳ nhà trường nào.

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

94

rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS; tầm quan trọng của GDĐĐ trong công tác giáo dục và phát triển toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ; nhìn nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế vốn có của giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục thanh thiếu nhi.

Phát huy tối đa sức mạnh của tập thể vào hoạt động GDĐĐ cho HS, làm cho mọi cá nhân tổ chức đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với tương lai thế hệ trẻ, coi nhiệm vụ GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đồng tháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)