Lễ đi tu (banh bon – buos)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 46 - 48)

Theo phong tục của đồng bào Khmer nói chung, đồng bào Khmer huyện Trà Cú nói riêng, người con trai bất kể tầng lớp xã hội nào cũng phải vào chùa tu một thời gian, ít nhất 3 tháng, hay trọn đời tùy ý. Họ đi tu để học chữ, học kinh kệ, tu dưỡng thành người có đạo đức và trí thức. Người con trai sẽ bị xem là “con bất hiếu” nếu không qua giai đoạn đi tu ở chùa. Họ còn quan niệm đi tu là để trảơn cha mẹ. Nếu người con trai không đi tu bị coi như không nên người và sau này rất khó lấy được vợ. Vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng, thường chọn người bạn trăm năm đã qua giai đoạn đi tu và đã hoàn tục. Tức là người đó đã làm xong nghĩa vụ, đã học cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa và được cộng đồng trọng vọng.

Các lễđi tu thường được tổ chức vào ngày lễ nhập hạ (chôl vassa) và tết chôl chhnam thmây (tết Nguyên đán). Trong ngày đó, gia đình có con đi tu làm một lễ nhỏ tại nhà gọi là lễ tu (banh bonbuos Nec) để người con trai từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc sức khỏe, tu hành thành đạt. Sau đó, anh ta được cạo đầu, thay trang phục hằng ngày bằng sà rông, thay áo bằng một miếng vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải. Việc thay trang phục này có ý nghĩa: anh ta đã thoát tục. Từ đó người ta gọi anh là Nec (con rồng). Nghi lễ này gắn với một truyền thuyết trong Kinh điển Phật giáo: “Ngày xưa có một con rồng (Nec) cảm khích Đức Phật và biến mình thành một thanh niên và xin vào tu theo Đức Phật hành đạo. Một hôm trong khi ngủ trưa ở chánh điện vì vô ý đã để lộ nguyên hình con rồng, bị một bạn đồng tu phát hiện và chạy đến báo với Đức Phật. Đức Phật đuổi anh ta ra khỏi hàng môn đệ, vì không phải con người thì không được tu. Con rồng rất đau buồn. Nhưng đành phải vâng lời Đức Phật. Xong, nó cầu xin Đức Phật một ân huệ là những người con trai trước khi tu phải thành Nec (rồng). Đức phật đã chấp thuận lời thỉnh cầu này”. Vì vậy lễ này gọi là banh – buos Nec. Khi người thanh niên cạo đầu, mặc xà rông rồi choàng vải trắng một bên vai, có nghĩa anh ta đã thành rồng (Nec). Và từđó người ta gọi anh là Nec.

Lễđược tiến hành từ buổi tối. Họ mời sư sãi đến tụng kinh, cúng tam bảo và làm lễ thọ giới. Sáng hôm sau, mọi người đưa Nec lên chùa cúng với lễ vật gồm áo cà sa và bình bát (đểđi khất thực). Đến chùa, theo sự hướng dẫn của Achar họ đi vòng chánh điện 3 vòng rồi mới vào trong làm lễ. Ở đây, các sư sãi đã có mặt đầy đủ, trong đó có một nhà sư ngồi thượng tọa gọi là upa – chhe. Nec cầm áo cà sa đi vào giữa hai hàng sư sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thượng tọa chấp nhập thì Nec mới đi thay sà rông và khăn choàng trắng bằng cà sa, xong anh ta làm lễ thọ giới 10 điều. Đó là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống rượu, không ăn ngoài bữa, không xem múa hát, không dùng đồ trang sức, không chiếm ghế cao và giường êm, không đụng đến vàng bạc. Bấy giờ Nec đã trở thành Sa di. Tu được vài năm mới trở thành Tùy khưu. Để trở thành Tùy khưu phải tổ chức một buổi lễ khác. Trong buổi lễ này phải có 10 đến 20 Tùy khưu ngồi chứng giám. Trong số Tùy khưu ấy, có 1 ông lớn tuổi, tu lâu năm, thông suốt giáo lí và luật lệ ngồi thượng tọa. Kế bên có 2 ông Tùy khưu nữa gọi là Kru sốt sđam, Kru sốt chhvêng, tuổi và thâm niên ít hơn ông thượng tọa, ngồi hàng thứ nhì và ba để giảng dạy, hỏi và đọc những qui định về luật tu hành cho các nhà sư nghe. Cuối buổi lễ, người ta chúc phúc, tụng kinh cho người mới đi tu.

Theo chúng tôi, nghi lễ đi tu của thanh niên người Khmer tương đương với nghi lễ trưởng thành, nhưng mang mục đích giáo dục nhiều hơn. Đối với nhiều dân tộc, nghi lễ trưởng thành có một vai trò rất quan trọng. Vai trò và quyền lợi của cá nhân sẽđược cộng đồng thừa nhận sau nghi lễ này. Nói rõ hơn, sau nghi lễ trưởng thành, anh ta có thể uống rượu, được lấy vợ, được đi săn bắn hay được họp làng… tùy vào từng quy định cụ thể của các tộc người. Qua khảo sát và mô tả về nghi lễđi tu của người Khmer vừa nêu, một lần nữa có thể thấy sức ảnh hưởng sâu, rộng của Phật giáo đối với hệ thống tín ngưỡng của người Khmer, cụ thểở đây là Phật giáo Nam Tông. Thanh niên Khmer đi tu là để báo cho cộng đồng biết việc bắt đầu tu học của một con người. Người tu hành làm lễ thành Nec là đã trở thành đệ tử của Phật. Nghi lễ đi tu công nhận việc thoát tục và một lòng theo giáo phật của thanh niên Khmer. Trong tín ngưỡng vòng đời của người Kinh không có nghi thức đi tu.

Người Kinh không quan niệm việc đi tu là bắt buộc đối với những người con trai trưởng thành. Người Kinh cũng có niềm tin vào Phật giáo, nhưng không quan niệm giáo dục của Phật giáo là điểm khởi đầu cho con người trưởng thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)