Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, “gắn với từng hoạt động sản xuất của con người đều có các hình thức tín ngưỡng tương ứng, trong đó quan trọng nhất là tín ngưỡng nông nghiệp, ngoài ra còn có các nghề phụ khác: thủ công, đánh cá (ngư nghiệp) và buôn bán” [41, tr. 17]. Đồng thời Giáo sư cũng chia tín ngưỡng nghề nghiệp theo bốn ngành nghề như sau: Tín ngưỡng nông nghiêp: là những niềm tin được thực hiện trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; Tín ngưỡng thờ thần tài
(Thần tài là vị thần gắn với hoạt động buôn bán); Tín ngưỡng của ngư dân (thờ cá Ông); Tín ngưỡng thờ Thánh sư (tổ nghề).
Theo cách phân loại này, chúng tôi nhận thấy tín ngưỡng nghề nghiệp của người Khmer ở huyện Trà Cú có các loại như: tín ngưỡng nông nghiệp luận văn đã đề cập trong tục thờ cúng Neak Ta ở phần trước, tín ngưỡng thờ Thánh sư (tổ nghề), riêng tín ngưỡng thần tài và tín ngưỡng của ngư dân, theo nhận định của chúng tôi không phải là tín ngưỡng dân gian từ rất xa xưa của người Khmer ở Trà Cú (mặc dù ngày nay tín ngưỡng thần tài cũng đã xuất hiện ở một số ít gia đình người Khmer). Luận văn chỉđi sâu tìm hiểu tín ngưỡng Tổ nghề.
Tín ngưỡng thờ Thánh sư (tổ nghề) là một tín ngưỡng khá phổ biến của đồng bào Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở huyện Trà Cú nói riêng. Thánh sư còn có các tên gọi khác như: Tiên sư, Nghệ sư, Tổ sư, Tổ nghề,… Hiểu một cách đơn giản, họ là những người đã có công sáng tạo hay truyền dạy một nghề nào đó cho những người đời sau. Do vậy, đây là tín ngưỡng của cộng đồng những người cúng nghề nghiệp, thường là nghề thủ công” [41, tr. 20]. Qua khảo sát của chúng tôi thì tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề có tồn tại trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Trà cú từ rất xa xưa.
Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ nói chung, người Khmer ở huyện Trà Cú nói riêng, họ thường chọn cho cộng đồng mình một ngày trong năm để cúng Tổ. Người Khmer quan niệm rằng mỗi nghề nghiệp đều có một ông thầy dạy, Tổ sư hay thầy dạy đều là người đầu tiên khai thông sự hiểu biết và dạy cho họ một nghề trong tay để vào đời kiếm sống. Do đó, họ tri ơn thầy dạy, Tổ sư bằng lễ cúng.
2.4.1. Cúng tổ nghề mộc, thợ nề
Hình thức cúng tổ nghiệp này có hai dạng tổ chức.
Thức nhất là lễ cúng lớn: là lễ của những người xây cất chùa; chính điện, sala hay nhà lớn của cá nhân. Lễ này có nhiều lễ vật cúng, nhiều người tham dự và được tổ chức ngay trên công trình xây cất, sau khi ông Acha (thầy cúng) đã định ngày giờ tốt, thường vào buổi sáng sớm trong ngày.
Đích thân ông Acha đứng ra điều khiển buổi lễ. Đàn cúng được dựng lên gồm một chiếc bàn, trên có các vật cúng đặt theo hướng thuận chiều với công trình xây cất. Ông Acha tập hợp đông đủ thầy, thợ, chủ chùa hay chủ nhà, gia chủ, người giúp việc trước đàn cúng để làm lễ. Vào lễ, ông Acha đốt đèn nhang khấn vái Têvađa đặc biệt Krong Peali (là vị hung thần). Bài khấn mang ý nghĩa cầu xin sự bình an đến cho gia chủ và thầy thợ.
Lễ vật gồm:
Một đôi slathô (hoa cúng trang trí hình tháp)
Một đôi Bay srei păkchbam (khay làm bẵng gỗ bên trên có đặt 5 cây nhang, quấn 5 lá trầu và cắm vào thân năm đoạn thân cây chuối)
Môrông, 5 cây nhang, 5 cây đèn cầy, 5 li hột nổ (nếp rang) Một nắm cơm và thức ăn
Một đầu heo (có khi một con heo trắng hoặc quay) Hai đĩa bành ngọt hoặc xôi đậu xanh
Một chén gạo tẻ
Sau lễ khấn Têvađa và Krong peali, mọi người quây quần xung quanh mâm cơm, ông Acha đứng khấn vái, đọc kinh, các ông già hưởng ứng theo, cứ một câu đối là một câu đáp. Mỗi lần khấn dứt một câu, ông Acha rót rượu và gắp một ít thức ăn cho vào chén. Họ làm như thế đủ ba lần. Sau cùng, ông Acha đọc kinh chúc phúc, cầu cho mọi sự tốt lành.
Thứ hai là lễ cúng nhỏ: là lễ của những người xây nhà bằng cây hoặc nhà bình thường. Lễ được tổ chức vào lúc nhà sắp hoàn tất, nghĩa là đúng lúc chồng nóc, giai đoạn cuối của việc lợp nhà. Lễ cúng Tổ này tuy nhỏ nhưng cũng được tiến hành theo nghi thức của lễ lớn, chỉ khác là không có Bay srei păk chham và đầu heo.
2.4.2. Cúng Tổ Rôbăm
Bất cứ đoàn hát Rôbăm nào cũng có thờ Tổ. Trước khi phải đi xa để diễn. Ông bầu thường đích thân tổ chức lễ cúng Tổ tại nhà riêng của mình. Đây cũng là dịp để tập trung đầy đủ diễn viên và thông báo cho họ biết thời gian và địa điểm đi diễn cho họ chuẩn bị và sắp xếp công việc gia đình. Đồng thời còn mang ý nghĩa: tạo niềm tự tin cho mọi người, thúc đẩy tinh thần phấn chấn, gắn chặt thêm tình
bằng hữu nghề nghiệp và cùng nhau thề nguyền trước bàn thờ tổ, quyết tâm tạo cho được kết quả vật chất và tinh thần nhất định trong chuyến đi diễn.
Lễ vật cúng gồm:
Môrông, đèn nhang, thuốc hút, slathô Hột nổ 1 rổ nhỏ, một đùm tóc rối Một đầu heo luộc
Hai con gà luộc, hay con vịt luộc Một mâm cơm, bánh trái
Bông xứ cùi, bông dừa
Một chén gạo cắm đèn cầy đỏ.
Sau khi trưng bày lễ vật xong, ông bầu đốt đèn nhang, khấn vái trước bàn thờ, phía sau có đông đủ các diễn viên chắp tay lạy bàn thờ tổ. Lạy đủ 3 lần, ông bầu dùng hột nổ rải trên bàn thờ và trên đạo cụ Rôbăm như: mặt nạ, đầu chằn, đầu khỉ, đại bàng, mão chúa,… Lễ này cũng được tổ chức lại sau khi đoàn lưu diễn trở về.
Đặc biệt, đoàn Rôbăm không chỉ làm bàn thờ Tổ ở nhà, mà còn phải làm bàn thờ lưu động theo đoàn. Trước khi lên trình diễn, ông bầu luôn luôn thắp nhang đèn, khấn vái và rải hạt nổ, thắp nhang cắm lên nhạc cụ như giàn trống, Sâmphô. Thêm một điều nữa là trước khi diễn viên ra mắt khán giả, ông bầu còn dùng bông sứ cùi nhúng dầu lửa hoặc tưk âb (nước hoa), đọc thần chú, rồi bôi vào tóc hoặc chân mày diễn viên để lôi cuốn tác giả và tác động tinh thần diễn viên không bị khớp khi biễu diễn.
2.4.3. Cúng Tổ Yukê
Yukê là một nghệ thuật kịch hát dân gian của người Khmer. Trà Cú là cái nôi xuất phát của loại hình nghệ thuật Yukê trong cộng đồng người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và của Nam Bộ nói chung. Hát Yukê do nghệ nhân Thạch Sua vốn yêu
văn nghệ và có năng khiếu. Khi đi Campuchia, ông đã xem qua các đoàn hát Yukê ởđây để nghiên cứu. Trở về Việt Nam, ông đi sâu tìm hiểu nghệ thuật Triều Châu, Hát bộ và cải lương. Kết quả của sự nghiên cứu này là việc dàn dựng và sáng tác các kịch bản để thành lập đoàn hát Khmer đặt tên là Yukê.
Như vậy ông Tổ Yukê có thể xem là tổng hợp ông Tổ trong nghề hát của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer nhưng ông Thạch Sua đã đơn giản hóa thành một lễ cúng giống nhau.
Lễ vật cúng tổ Yukê gồm có: Môrông, đèn nhang, 5 điếu thuốc Một đôi slathô
Hai chén chè hoặc bánh ngọt, hai chén trái cây
Một con vịt luộc hoặc thịt luộc và một trứng vịt để chung Một bình trà và hai li nhỏđể trước bàn thờ
Một chén gạo cắm đèn cầy đỏ, một ít tiền tượng trưng
Nghi thức tổ chức cũng tương tự như nghi thức của lễ cúng tổ Rôbăm. Khi đi lưu diễn, các đoàn Yukê cũng mang theo bàn thờ Tổ nhưng trong khi hành lễ họ không rải hột nổ như Rôbăm.
Ngày nay các đoàn hát Yukê không còn được phát triển như xưa, người Khmer không còn đi lưu diễn các nơi. Phần lớn các đoàn Yukê biểu diễn vào các dịp lễ hội, lễ tết của dân tộc. Nhưng tín ngưỡng thờ cúng ông Tổ nghề của người Khmer vẫn còn tồn tại. Mỗi khi có dịp được diễn thì các nghi thức cúng tổ trước khi lên diễn vẫn được thực hiện đầy đủ. Hằng năm, vào dịp cúng tổ, các nghệ sĩ trong đoàn Yukê của huyện Trà Cú cũng tập hợp lại gia đình của một ông bầu để tổ chức lễ cúng đồng thời họ cũng diễn lại một vở ngắn tại gia đình ông bầu hay ngôi chùa nào đó xem như là nhớ Tổ và luyện tập.
2.4.4. Cúng Tổ giàn nhạc ngũ âm
Giàn nhạc ngũ âm không phải là sở hữu của cá nhân nào, mà do thiện nam tín nữ của bổn chùa quyên góp tiền bạc mua sắm để trong chùa làm của chung cho cộng đồng. Đặc biệt là giàn nhạc này chỉ dùng trong các lễ hội lớn tại chùa và trong các đám phước, đám tang của tín đồ. Giàn nhạc ngũ âm mang đi đâu đều có nhạc công đi theo đểđiều khiển gồm: một ông thầy và 5 học trò. Trước khi giàn nhạc trỗi lên, người ta dâng cúng các lễ vật như:
Một cái đầu heo
Mêrông, nhang đèn, trái cây, bánh ngọt. Một đôi Slathô
Một chén gạo cắm đèn cầy đỏ.
Một ly dầu dừa nhỏ và một bông vạn thọ.
Sau khi gia chủ bày lễ vật đầy đủ, ông thầy nhạc ngũ âm đốt đèn, nhang, khấn nguyện theo nghi thức cúng ông Tà với ý nghĩa là cầu an cho buổi lễ và cầu Tổ ban điềm lành cho gia chủ và các học trò. Hình thức này cũng là cách đền ơn các nhạc công trong đám lễ, vì tất cả các lễ vật cúng đều được thầy trò giàn nhạc mang về dùng.
2.4.5. Cúng Tổ dàn nhạc dây
Khác với giàn nhạc ngũ âm, giàn nhạc dây do một nhóm người trong phum, sóc yêu thích văn nghệ mua sắm các nhạc cụ, dùng để phục vụ, giúp vui cho các đám lễ như lễ cầu an, đám cưới, tiệc tùng,..
Lễ vật cúng Tổ tùy theo hoàn cảnh và lòng hảo tâm của gia chủ, nếu giàu thì cúng đầu heo, nghèo thì cúng một con gà luộc, bánh trái, trà, nước, nhưng nhất thiết phải có:
Môrông (bàn lễ), đèn nhang Một đôi slathô
Một li dầu dừa nhỏ, một bông hoa Một chén gạo, một số tiền tượng trưng
Lễ cúng cũng giống như lễ cúng giàn nhạc ngũ âm. Sau khi cúng và phục vụ xong các nghệ nhân có thể mang các lễ vật về.
Nhìn chung, lễ cúng tổ vừa là một tập tục, vừa là một tín ngưỡng của người Khmer. Hàng năm, thường vào cuối tháng 3 âm lịch, mỗi “nghề” của người Khmer đều tổ chức cúng Tổ. Tùy từng nghề, họ chọn ngày nào thuận lợi trong tháng thống nhất nhau làm lễ. Ngoài ra họ còn cúng Tổ khi bắt đầu “hành nghề” (lễ cúng các dàn nhạc). Không ấn định thời gian cúng Tổ là một nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ nghề của người Khmer so với người Kinh. Người Kinh thường tổ chức lễ cúng Tổ nghề vào ngày giỗ của vị Tổ nghề: giỗ tổ nghề in Việt Nam – Ông Lương Như Hộc (13 – 15 tháng 9 âm lịch), giỗ tổ nghề hát ở Nam Bộ - Đào Duy Từ hoặc bài vị 12 vị tổ (11 – 12 tháng 8 âm lịch, giỗ tổ hát chèo, tuồng ở miền Bắc, miền Trung – Bà Phạm Thị Trân (12 tháng 8 âm lịch),… Theo chúng tôi, người Khmer không định ngày cúng Tổ bởi vì Tổ sư của các nghề không phải là ông thần, bà thánh hay nhân vật có diện mạo cụ thể mà là những thần trong ý niệm, một chút ý niệm nhân sinh tìm về nguồn gốc, tạo niềm tin cho cộng đồng, đồng nghiêp. Bởi lẽ, qua thực tế điền dã, chúng tôi ghi nhận được lễ thức nhưng không tìm được những ông Tổ với tên cụ thể. Ngay cả hai danh từ “Têvađa” và “Krong peali” được khấn vái trong lễ cúng Tổ thợ mộc, thợ nề chỉđược giải thích là “các thiên thần coi sóc việc thế gian và tổ sư của nghề thợ nề thợ mộc”.
Nhìn chung, nghi lễ vòng đời của người Khmer ở huyên Trà Cú khác đặc sắc. mục đích thực hiện nghi lễ nhằm mang đến lợi ích cho cá nhân và cộng đồng. Người Khmer không chỉ tin vào các vị thần, các lực lượng siêu nhiên mà còn có cả các vị thần là nhân thần được suy tôn từ phum, sóc và từ gia đình dòng họ. Người Khmer cũng như người Kinh và người Hoa vẫn tin vào thề giới bên kia của người chết. Tuy mỗi dân tộc có quan niệm khác nhau về thế giới của người chết nhưng vẫn có một điểm chung là: “con người chết không phải là hết”. Bên cạnh đó, khi
tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian của người Khmer cho chúng tôi nhận thấy, Phật giáo có sức ảnh hưởng rất lớn trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer ở Trà Cú. Dấu ấn Phật giáo trong tín ngưỡng của người Khmer là một đặc sắc để phân biệt người Khmer với các dân tộc khác.
Chương 3
SỰ BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI KHMER
Ở HUYỆN TRÀ CÚ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI
3.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi về văn hóa tín ngưỡng
Biến đổi xã hội (Social change) là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Trong đó văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, nên cũng không ngừng biến đổi. Đây là sự thay đổi tự thân bên trong của văn hóa.
Khi nghiên cứu lý thuyết biến đổi văn hóa, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân biến đổi. Những nhà lý thuyết hiện đại như Ronald Inglehart, Wayne E. Baker trong công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống nhận định rằng: từ Karl Mars tới Daniel bell đã quan niệm sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang đến sự phát triển văn hóa phong phú, nhưng những người từ Mar Weber tới Samuel Huntington quan niệm rằng những giá trị văn hóa là những ảnh hưởng lâu dài và tự trị lên xã hội, nghĩa là sự phát triển văn hóa mang yếu tố nội sinh. Theo sự phân tích này, có rất nhiều quan niệm thừa nhận yếu tố kinh tế - xã hội tác động làm biến đổi văn hóa, đây là hướng mà chúng tôi đang quan tâm.
Trong công trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Phương Châm sau khi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hóa làng đã nhận định: Sự biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất làm nên diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do biến đổi về nghề nghiệp. Tác giả cho rằng: Từ sự chuyển đổi nghề nghiệp đến những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho đời sống xã hội của dân cưở làng có những thay đổi nhanh chóng. Như vậy, bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến đổi. Sự biến đổi ấy có thể khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau, ở những thời điểm và không gian khác nhau,
song đó là quá trình diễn ra liên tục. Và sự biến đổi của văn hóa trong xã hội hiện đại theo xu hướng ngày càng rõ hơn, nhanh hơn.
Tóm lại, các đặc trưng văn hóa nói chung bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Đó có thể là yếu tố nội sinh, do hoàn cảnh điều kiện tự nhiên, tâm lý tộc người hay những vấn đề về xã hội khác. Trên cơ sở của lý thuyết về biến đổi văn hóa, luận văn sẽ vận dụng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình biến đổi của tín ngưỡng dân gian Khmer ở huyện Trà Cú.
3.1.1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế(Sự biến đổi về kinh tế)
Với đặc điểm về điều kiện địa lý – tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của huyện Trà Cú, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện là quá trình chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, trong đó đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động tại chổ lên vị trí hàng đầu. Khi phân tích đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 –