Không gian thờ cúng là nơi trang nghiêm nhất để con người thực hành nghi lễ nhằm biểu hiện niềm tin với “cái thiêng” của mình. Không gian thờ cúng được coi là nơi để thần thánh, ông bà hoặc ma quỉ ngự trị. Trong quan niệm của nhiều dân tộc, không gian thờ cúng dành cho những người đã khuất, cho các vị thần thánh như là ngôi nhà của người đang sống. Người Khmer rất xem trọng không gian thờ cúng, chọn vị trí cũng như bày trí không gian thờ cúng đồng nghĩa với việc thể hiện niềm tin, sự tôn trọng kính nễ dành cho đối tượng thờ cúng. Người Khmer rất coi trọng Phật giáo. Chính vì vậy, bàn thờ Phật được đặt ở gian giữa của ngôi nhà. Trên một bàn thờ, Phật ở trên, đến các vị sư sãi, thấp nhất là ông bà tổ tiên. Ngày nay, theo quan sát của chúng tôi, không gian thờ cúng của người Khmer ở huyện Trà Cú có nhiều thay đổi. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do kiến trúc nhà ở của người dân được xây dựng theo lối hiện đại. Có gia đình dành tầng trệt đểđặt bàn thờ Phật, tầng trên đặt bàn thờ ông bà, có gia đình thì ngược lại. Cũng có gia đình đặt bàn thờ Phật ở gian giữa, bàn thờ ông bà tổ tiên ở gian hai bên. Không gian thời cúng thay đổi là do kiến trúc nhưng người Khmer vẫn cho rằng: đặt bàn thờ Phật ở tầng trệt để
mọi người ra vào có thểđãnh lễ, hay đặt bàn thờ Phật ở tầng trên vì Phật phải luôn ngồi trên ông bà, gian giữa nhà là gian trang nghiên nhất nên dành cho Phât. Như vậy, dù không gian thờ cúng có thay đổi nhưng trong quan niệm của người Khmer ở Trà Cú thì Phật giáo vẫn được xem trọng.
Không gian thờ cúng Neak Ta của người Khmer ở Trà Cú cũng có nhiều thay đổi (xem phụ lục 1). Neak Ta thường được thờ trong ngôi miếu nhỏ trên một khúc sông cạnh đường hay dưới một tán cây lớn. Nhưng hiện nay do quá trình công nghiệp hóa, không ít ngôi miếu bị phá bỏ do xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Qua thực tế điền dã tại huyện Trà Cú chúng tôi nhận thấy một trường hợp rất đáng tiếc tại ấp Kósla, xã Thanh Sơn là để giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông cho một công ty may trên địa bàn ấp ban lãnh đạo huyện đã cho mở một con lộ làm tuyến tránh thì ngay đúng vào vị trí của miếu Neak Ta nên phải phá bỏ. Đến nay do phần đông bà con trong ấp đi làm công nhân nên miếu thờ Neak Ta vẫn chưa được dựng lại, họ vẫn tổ chức cúng Neak Ta nhưng khi hành lễ thì nhờ vào miếu Neak Ta của ấp láng giềng (ấp Cà Rom). Đến với ấp Cà Rom, chúng tôi nhận thấy một sự biến đổi khác về không gian thời cúng Neak Ta. Miếu Neak Ta ở đây được xây dựng rất khang trang, nền lát gạch, mái tôl, bệ thờ xây cao hơn mặt đất khoảng 1mét được lát gạch men có hoa văn rất đẹp. Điều đáng lưu ý ở đây là ngoài một vài hòn đã hình bầu dục nhẵn bóng làm biểu tượng cho Neak Ta thì trên tường vôi còn xuất hiện ảnh Neak Ta. Ảnh Neak Ta được vẽ tranh sơn màu trên tường vôi sau bệ thờ. Neak Ta được vẽ là hình ảnh một ông lão già rất tóc bạc phơđang ngồi thuyền dưới tán cây lớn cạnh đồng ruộng mênh mông bát ngát, trong cảnh thiên nhiên có còn xuất hiện hình ảnh chim, thú rất sinh động. Như vậy, đây là một cách hiện thực hóa cho quan niệm Neak Ta là người đàn ông lớn tuổi. Ngược lại xu hướng những miếu thờ Neak Ta được trùng tu, mở rộng thì một số miếu thờ Neak Ta lại bị thu hẹp. Qua quá trình điền dã tại huyện Trà Cú, chúng tôi có nhận xét khái quát về xung hướng biến đổi trong không gian thời cúng của người Khmer như sau:
Thứ nhất là xu hướng thu hẹp dần và có thể làm tiêu biến không gian thờ cúng: Xu hướng này xuất hiện ở nhiều địa phương như miếu Neak Ta ấp Ksóla, xã
Thanh Sơn. Miếu này bị phá bỏ hoàn toàn do mở một con lộ làm tuyến tránh cho khu công nghiệp, miếu đã bị phá bỏ 3 năm trước nhưng hiện nay vẫn chưa được xây dựng lại; miếu Neak Ta ởấp La Bang, xã Đôn Châu được di dời vào một gốc cây Trôm do nâng cấp đường bê tông liên xã thành đường nhựa. Trước kia miếu Neak Ta của ấp La Bang nằm kề với con lộ bê tông, nhưng mặt đường nhựa phải làm lớn hơn rất nhiều so với đường bê tông nên miếu cũng bị phá bỏ; miếu Neak Ta ởấp Xà Lôn, xã Đôn Châu cũng trong trường hợp bị thu hẹn tương tự như vậy. Không chỉở không gian phum sóc, không gian thờ cúng tổ tiên tại gia đình của người Khmer cũng bị thu hẹp dần (xem phụ lục 2). Trước đây người Khmer ở nhà 3 gian trệt nên bề mặt của không gian thời cúng được bày trí khá thoáng. Nhưng hiện nay, rất nhiều gia đình xây nhà bê tông theo kiểu một mái hay một trệt một lầu nên không gian không còn thoáng theo chiều rộng nữa mà được bố trí theo chiều cao. Chính vì vậy bị thu hẹp hơn so với trước (gia đình anh Kiên Sâm Bô, gia đình anh Thạch Hép, ở xã Đôn Châu, gia đình anh Sơn Tiến, gia đình anh Tăng Ngọc Minh ởấp La Bang Chùa,…). Nguyên nhân của hiện tượng thu hẹp không gian thờ cúng là do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, xây dựng đường xá, cầu cống làm không gian thờ tự bị thu hẹp và biến mất. Điều chúng tôi nuối tiếc ở đây là người Khmer không có ý định xây lại một số cơ sở thờ tựở cấp độ cộng đồng bị phá bỏ hoàn toàn hoặc bị thu hẹp. Trong không gian thờ cúng của gia đình bị thu hẹp là do sự phát triển của nhu cầu cuộc sống, tuy không còn giữ được nguyên bản của không gian thờ cúng cổ xưa nhưng đó là một vấn đề phù hợp khi xã hội phát triển, nhu cầu đời sống con người được nâng cao.
Thứ hai là xu hướng xây dựng mới, kiên cố hóa các cơ sở thờ tự: Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, miếu Neak Ta của ấp Cà Rom xã Thanh Sơn được xây dựng hoàn toàn mới, kể cả biểu tượng thờ Neak Ta cũng được hiện thực hóa bằng một vị nhân thần khá đẹp; miếu Neak Ta ở ấp Phố Giữa, xã An Quảng Hữu tuy không thay đổi về biểu tượng thờ cúng nhưng được xây dựng khá qui mô, có cả hoa quảđược làm giảđể trên bệ thờ, nhang đèn được thắp qua bằng điện; miếu Neak Ta ởấp Ngã Ba, xã An Quảng Hữu. Không gian thời cúng của Neak Ta ởđây thay đổi
hoàn toàn theo ý muốn của con người, đặc biệt không gian thờ cúng tại hai miếu của xã An Quang Hữu còn có cả Thần Tài và Quan Công. Như vậy, không gian thờ cúng không những được mở rộng mà còn có hiện tượng hỗn dung đối tượng thờ cúng. Không gian thờ cúng tổ tiên của người Khmer cũng được kiên cố hóa trên các vách tường, các họa tiết hoa văn bằng xi măng. Không chỉ vậy do không gian nhà ở hiện đại hẹp hơn nên một số gia đình còn tách bàn thờ tổ tiên và bàn thờ phật thành ha vị trí khác nhau. Theo chúng tôi, không gian thờ cúng được mở rộng hay được kiên cố hóa và trang trí lộng lẫy là sự biểu hiện tích cực lòng tin của con người vào “cái thiêng” mà mình tin tưởng, thể hiện sự chăm lo cho đối tượng thờ cúng. Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển không gian này làm cho tính linh thiêng trong tín ngưỡng bị giảm đi. Nếu có rất nhiều miếu Neak Ta được xây nhưở Ksóla chắc hẳn làm cho các thế hệ sau chỉ biết Neak Ta là vị nhân thần còn nhiều nguồn gốc và truyền thuyết khác về Neak Ta bị bỏ quên đi, cũng từđây làm mất đi tín cổ truyền xa xưa trong thờ cúng Neak Ta. Tương tự như vậy, không gian thờ cúng gia đình nếu được mở rộng đến mức tách biệt giữa thờ Phật và thờ tổ tiên cũng sẽ mất đi ngụ ý của người Khmer về niềm tin lớn lao vào Phật giáo Nam Tông qua cách bày trí không gian thờ cúng tổ tiên.