Giảm dần và mất hẳn một số lễ nghi trong tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 78)

Trong cuộc sống đương đại, khoa học phát triển, nhận thức của con người được nâng cao. Họ nhận thấy có nhiều yếu tố trong tín ngưỡng không còn phù hợp do nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống thực tại như lãng phí, không đảm bảo sức khỏe hay không có giá trị ý nghĩa thiết thực. Từ những nhu cầu mới trong xã hội nhiều yếu tố trong tín ngưỡng đã được đơn giản đi. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở huyện Trà Cú xưa kia thường trải qua các lễ như: lễ dâng phước, lễ cầu siêu, lễ đại cầu siêu, lễ giỗ, lễ ông bà (Đôlta). Thì ngày nay đại bộ phận đồng bào Khmer giảm đi lễ cầu siêu và đại cầu siêu. Vì hiện tại người Khmer quan niệm rằng, trong năm đã có hai lễ lớn dành cho ông bà tổ tiên (lễ giỗ và lễ

Đôlta), vã lại cuộc sống kinh tế hiện tại cũng rất khó khăn mà mỗi khi tổ chức lễ cũng rất tốn kém. Chính vì vậy khi thiêu xong người thân được 7 hoặc 9 ngày thì họ làm lễ dâng phước, sau đó đến lễ giỗ 100 ngày hoặc lễ giỗ hằng năm và đến lễ đôlta. Trong lễ giỗ ngày nay người Khmer cũng linh hoạt. Nếu nhà có điều kiện thì tổ chức lễ giỗ 100 ngày rồi sẽ tổ chức lễ giỗ hằng năm vào ngày mất nếu không có điều kiện thì có thể tổ chức một lễ rồi đến lễ cúng chung với ông bà tổ tiên (Đôlta). Như vậy trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer huyện Trà cú ngày nay có sự giản lược như sau: Nếu người thân mất đi thì trong năm đầu tiên sau khi thực hiện lễ dâng phước sẽ tổ chức thêm hai lễ (giỗ 100 ngày, Đôlta) hoặc ba lễ (giỗ 100 ngày, giỗ một năm và Đôlta). Sang năm thứ hai trởđi thì còn lại hai lễ (giỗ một năm và Đôlta). Sở dĩ lễ đại cầu siêu không còn tổ chức là vì một phần ảnh hưởng của kinh tế, họđã gọp chung lễ này vào lễĐôlta, mặt khác là do quan hệ xã hội. Khi tổ chức lễ thì phải mời mọi người trong thôn xóm, người được mời lại phải chuẩn bị quà hoặc tiền đểđi dự, nếu không mời thì lại mất đi tình nghĩa cộng đồng. Trong hai lí do này chúng tôi cho rằng lí do kinh tế mang ý nghĩa quyết định hơn, vì thật sự cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây còn khá khó khăn nhưng giá trị đồng tiền có sức ảnh hưởng khá lớn trong cuộc sống đương đại.

Trong tín ngưỡng thờ cúng Neak Ta, nghi lễ thứ hai không còn tổ chức nữa. Nếu trước kia tổ chức lễ cúng lần thứ nhất mà vẫn chưa có mưa thì người Khmer tiếp tục tổ chức lễ cúng Neak Ta lần thứ hai để cầu mưa. Ngày nay người Khmer đã nhận thức được việc mưa gió của tự nhiên không phải do Neak Ta quyết định, thêm vào đó là trong tâm thức của người Khmer ở đây cúng Neak Ta không phải để cầu mưa mà dịp để hội tụ cộng đồng vui chơi, cầu phước, xua đuổi xui xẻo trong thôn xóm.

Không chỉ vậy, tục trả ơn mụ cũng bị biến mất trong cộng đồng dân tộc Khmer. Xưa kia khi khoa học chưa phát triển việc sinh nở của người phụ nữ hoàn toàn nhờ vào kinh nghiệm của các bà mụ vườn. Đã dựa vào kinh nghiệm và không qua trường lớp đào tạo thì việc đảm bảo an toàn cho người mẹ và bé sơ sinh cũng chỉ là cơ sở lí thuyết. Nhưng khi mẹ tròn con vuông thì sau 7 ngày lễ trả ơn mụ

được tổ chức hết sức trang nghiêm nhằm để tạơn bà mụ. Lễ vật mang tặng cho bà mụ là những vật phẩm thường ngày nhưng người cha của đứa trẻ phải đội trên đầu từ nhà mình đến nhà bà mụ để thể hiện sự kính trọng và biết ơn. Ngày nay nhận thấy được lợi ích của khoa học kỹ thuật, tất cả những người dân đồng bào Khmer ở huyện Trà Cú đều đưa thân nhân của mình đến bệnh viện để sinh con, được sựđảm bảo an toàn từ khoa học kỹ thuật và đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp. Nhận thức của người dân được nâng cao, các bà mụ vườn cũng không hành nghề. Cũng giống như tín ngưỡng thờ cúng Arắk, tục trảơn mụ cũng bị xóa mờ hoàn toàn trong cộng đồng dân tộc Khmer huyên Trà Cú.

Trong tục lệ cưới xin của người Khmer ngày nay được giảm bớt đi rất nhiều nghi thức. Do đồng bào Khmer hiện nay đã chấp nhận quan điểm nam nữ tự do yêu đương và tự do chọn bạn đời cho mình nên khi tổ chức cho đôi trai gái thành vợ chồng người chủ hôn họ nhà trai (thường mời Acha) đến nhà người nữ để ngõ lời như thường ngày thăm hỏi mà không mang theo lễ vật. Nếu được họ nhà gái đồng ý họ sẽ định ngày để gặp mặt họ nhà trai. Trong ngày gặp mặt này họ nhà trai chỉ mang theo mân bánh, trà. họ cùng nhau thỏa thuận định ngày làm lễăn hỏi, trong lễ ăn hỏi họ sẽ định ngày cưới. Trong lễ cưới một số nghi thức cũng được bỏ bớt đi như: múa mở rào, múa mở mâm trầu, dâng nước trà, dạy dỗ cô dâu, đưa chú rễ đi trình thần làng (Neak Ta), lễ chung giường,… Do những biến đổi trong quan niệm cũng như nghi lễ cưới xin nên tục đi tu cũng như tục vào bóng mát của nam nữ người Khmer không còn là phong tục bắt buộc. Trước kia người Khmer theo chếđộ mẫu hệ nên khi thực hiện xong lễ xin cưới thì chú rễ phải ở lại nhà cô dâu đểở rễ, họ quan niệm đây là thử thách dành cho chú rễ, nếu không đáp ứng được thì lễ cưới xem như không thành. Nhưng trong hiện thực ngày nay, tục ở rễ không còn. Vì phần đông nam nữ thanh niên phải đi học, đi làm, họ được tự do yêu đương khi quyết định đi đến hôn nhân thì họ xin phép để gia đình tổ chức. Đám cưới ngày nay mang ý nghĩa như một minh chứng cho cô dâu và chú rễ là chính còn lợi ích của cộng đồng, họ tộc trong đám cưới không được đặt lên trên nữa. Trong đám cưới người Khmer xa xưa có tục nhuộm răng cho cô dâu vì trong tâm thức xa xưa họ

chịu ảnh hưởng của truyền thuyết con trai Long Vương lấy nàng rắn làm vợ nên phải nhuộm răng cho nàng rắn trước khi cử hành hôn lễ để trừ nọc độc. Ngày nay người Khmer cũng đã hiểu được con người hiện hữu không thể là hóa thân của loài rắn, không có phép thuật nào có thể biến loài rắn thành con người và ngược lại nên tục nhuộm răng cho cô dâu cũng không còn được thực hiện. Một số nơi để nhớ lại tục xưa người ta lấy nước dừa tươi cho cô dâu súc miệng xem như là tục nhuộm răng. Khái niệm “hồn vía” vẫn còn tồn tại trong thế giới tâm linh của người Khmer. Họ quan niệm “hồn vía” là những phần tồn tại ngoài thể xác của con người nhưng sẽđiều khiển hành động của con người nên trong ngày nhập gia của lễ cưới, sau khi cúng ông bà tổ tiên người ta lấy chỉđỏ cột vào tay cô dâu để gọi hồn vía trở về cho cô dâu có đầy đủ trí khôn đi lấy chồng. Ngày nay, người Khmer cũng đã hiểu được việc khôn dại là do bộ não của mỗi người, phần “hồn vía” chỉ là quan niệm của người xưa nên tục cột chỉđể gọi hồn cho cô dâu trong ngày nhập gia cũng đã bỏ đi. Lễ lại ông bà trong ngày cưới người của Khmer có tục múa quét chiếu, ông Acha vừa múa vừa hát và dùng chân cuốn chiếu nà người ta đã trải cho cô dâu chú rễ ngồi bên nhau để làm lễ, với ý nghĩa trừ khử hết mọi tai nạn rủi ro. Cái được gọi là “tai nạn, rủi ro” là thứ mà con người không thể chủ động làm chủ được vậy mà ở đây con người lại chủđộng trừ khử là một điều không hợp lí, nhưng nó lại trở nên hợp lí bởi vì đó là tín ngưỡng là niềm tin. Nó sẽ trở nên trường tồn nếu cộng đồng chấp nhận và làm theo. Nhưng tiếc thay tục lệ này đã không còn tồn tại trong lễ cưới của người Khmer ngày nay. Có lẽ khoa học và thực tếđã chứng minh nó chỉ là một hình thức mô phỏng những quan niêm để tạo niềm tin.

Trước kia, khi người Khmer đi dự đám tiệc của bà con dòng họ hay láng giềng xung quanh họ chỉ mang theo lời chức hay chai rượu, đòn bánh tét để cùng góp phần làm cho bữa tiệt thêm phần đông đúc. Nhưng ngày nay khi đi dựđám tiệc, họ phải mang theo phong bì hay mua quà cáp “coi cho được” để biếu gia chủ như để phụ vào kinh phí tổ chức của gia đình. Không chỉ vậy, yếu tố kinh tế còn làm mất đi sự gắn kết cộng đồng cũng như làm biến đổi trong nghi lễ của tín ngưỡng. Tục cưới cổ truyền của người Khmer huyện Trà Cú được tổ chức trong ba ngày và

tổ chức bên họ nhà gái. Họ nhà trai mang lễ vật, thức ăn sang họ nhà gái để đãi khách, những chi phí trong lễ cưới hoàn toàn do họ nhà trai chi trả. Thật ra trong xã hội xưa kia dù đám cưới của người Khmer được tổ chức trong ba ngày nhưng chi phí đó vẫn không đáng là bao. Vì thức ăn và lễ vật có sẵn trong thôn xóm hoặc gia đình có thể nuôi từ trước để chuẩn bị. họ chung vui với nhau đơn sơ, giản dị chia sẽ tâm tình và chúc mừng đôi trai gái. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, kinh phí cho một lễ cưới không còn là chuyện đơn giản nữa và có những nảy sinh bất hòa trong cộng đồng. Chếđộ mẫu hệ của người Khmer không còn chiếm vị thế nên đám cưới là một chuyện bình đẳng của hai bên, tổ chức chỉ một bên là trở nên bất hợp lí. Kinh phí do họ nhà trai chịu hoàn toàn trở nên một gánh nặng. Thế là có những mối duyên bị chia cắt do vấn đề kinh tế, cuối cùng nó cũng được giải quyết theo phương pháp thỏa thuận bên nhà ai nấy làm. Ngày nay do vai trò ảnh hưởng của kinh tế nên đám cưới người Khmer tại Trà Cú được tổ chức trong hai ngày như của người Kinh đểđỡ lãng phí và công việc tổ chức cũng như chi phí tổ chức là do sự thỏa thuận của hai gia đình chứ không do nhà trai lo liệu như ngày trước nữa.

Đám tang của người Khmer trong huyện hiện nay cũng giảm bớt đi một số nghi lễ để bớt rườm rà và thuận tiện. Trong lúc mang người chết đi thiêu, người Khmer quan niệm rằng để thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với người chết thì họ phải đi lên trước đoàn đưa đám nằm ngang đường để người khiêng quan tài bước qua gọi là tục “lăn đường”. Nhưng ngày nay tục “lăn đường” không còn thực hiện nữa. Nếu còn tồn tại ở một số rất ít các địa phương thì họ chỉ nằm một lần và nằm dọc theo đường. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận được một số ý kiến của Acha về việc bỏ đi tục này là vì khi người khiêng quan tài tầm nhìn bị hạn chế nên họ sợ không may vấp phải người nằm sẽ làm rơi quan tài lên người nằm, thứ hai là do lúc đưa quan tài đi có khi trời mưa bão nằm như vậy sẽ rất bẩn, thứ ba là do phần lớn “nhà vàng” hiện nay không còn người khiêng mà đặt trên xe công nông để di chuyển. Đồng bào Khmer còn khuyên bảo nhau tình yêu thương là trong tâm hồn, tấm lòng dành cho nhau chớ không nhất thiết phải làm như vậy.

Nhìn chung trong xã hội đương đại nhận thức của người Khmer được nâng lên, thêm vào đó là sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau của xã hội nên một số lễ nghi trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer có xu hướng giảm bớt đi. Xu hướng biến đổi này cũng bắt đầu từ sự biến đổi của môi trường xã hội, nhận thức và nhu cầu của người dân. Chúng tôi nhận thấy rằng việc đảm bảo tiết kiệm và thuận tiện trở thành nhu cầu đương đại của đồng bào Khmer. Khi xã hội phát triển, kinh tế trở thành yếu tố quyết định đời sống vật chất của con người thì nó cũng làm thay đổi đi đời sống tinh thần của họ. Người Khmer huyện Trà Cú cũng biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nhưng dưới ánh sáng của thời đại họ không thể nào giữ được một cách nguyên bản các giá trị văn hóa tín ngưỡng. Từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa chung tôi cho rằng xu hướng biến đổi này là một hệ quả tất yếu của sự phát triển xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu và thực tế về tín ngưỡng dân gian của người Khmer ở huyện Trà Cú chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố trong tín ngưỡng đã hoàn toàn bị mất đi trong chính những đồng bào Khmer. Xét trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer, chúng tôi chỉ thấy có sự biến đổi trong các yếu tố tín ngưỡng nhưng không có những yếu tố bị mất đi hoàn toàn. Trong khi đó tín ngưỡng nghề nghiệp ngày nay ít phát triển nhưng lại được bảo lưu khá ổn định.

Do sự tác động rất mạnh mẽ của cuộc sống thời đại, một số yếu tố trong tín ngưỡng vòng đời của người Khmer tại huyện Trà Cú đã bị mất đi hoàn toàn. Chúng tôi muốn nói đến việc không còn tồn tại các yếu tố tín ngưỡng trong thực tế cuộc sống cũng như trong tâm thức của đồng bào Khmer tại đây. Trước hết, trong tín ngưỡng vòng đời, lễ trảơn mụkhông còn tồn tại trong cuộc sống hiện thực. Nguyên nhân là do khoa học kỹ thuật phát triển tất cả những người phụ nữ mang thai đều được đưa đến bệnh viện sinh con để được đảm bảo an toàn về sức khỏe, thứ hai là do những bà “mụ vườn” không còn được tin dùng cũng như cấm hành nghề, thứ ba là do nhận thức của người dân được nâng lên nên đã hiểu được những niền tin trong tín ngưỡng không có cơ sở. Trong buổi lễ này người ta thực hiện ba nghi thức lễ khác nữa là: lễ mở mắt, lễ cắt chỏm, lễ gọi hồn cho hài nhi. Trong lễ này với mục

đích lớn nhất là trả ơn bà mụđã giúp sinh được hài nhi, thêm nữa là cúng ma quỉ, cầu thổ thần, gọi hồn vía hài nhi về mục đích là cho hài nhi mạnh khỏe (ba lễ còn lại). Như trên phần trước chúng tôi đã trình bày các lễ trong lễ trảơn mụ mang đặc trưng của nghi lễ dân tộc Khmer, niềm tin về thế giới thần linh cũng thể hiện văn hóa dân tộc. Trong buổi lễ này người ta tin hài nhi được mạnh khỏe không bệnh tật nhờ vào ba yếu tố thuộc thế giới tâm linh: Không quấy phá của ma quỉ, sự phù hộ của thổ thần, sự hòa nhập phần hồn vía với phần xác của hài nhi. Bà yếu tố này chỉ là “niềm tin” vào thế giới tâm linh của con người, nhưng ánh sáng khoa học thời đại đã chứng minh ba yếu tố này không tồn tại. Khi chúng tôi đi sâu tìm hiểu thực tế thì nhận thấy người Khmer huyện Trà Cú hiện tại đã không còn tin vào yếu tố thần linh trong lễ trả ơn mụ minh chứng là: hiện nay tại huyện Trà Cú khi một hài nhi từ được sinh ra đến 12 tuổi sẽđược tổ chức các lễ; đầy tháng (tròn 1 tháng tuổi), thôi nôi (tròn một tuổi), sinh nhật (12 tuổi hoặc hằng năm tổ chức vào ngày sinh tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình). Những bật cao niên hay các ông Acha lớn tuổi còn nhớđược chút ít về tục trảơn mụ còn lại trong gia đình ba thế hệ thì thế hệ thứ hai trở đi là không biết gì về tục này. Qua thực tế chúng tôi thấy rằng, lễ trả ơn mụ trong tín ngưỡng vòng đời của dân tộc Khmer ở Trà Cú chỉ còn là những ký hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)