Trong các nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng của con người, các nhà nghiên cứu đã chia ra làm nhiều loại nghi lễ khác nhau, bao gồm: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp; hệ thống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ thống nghi lễ vòng đời.
Nếu như những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự nhiên thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái tự nhiên trong con người. Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, nghi lễ vòng đời là “những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết” [41, tr. 15]. Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người được tổ chức trong gia đình, tộc họ, cộng đồng tôn giáo cho các cá nhân. Về mặt nào đó, nghi lễ này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng, gia đình đối với cá nhân. Vì vậy, nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng.
Nói về nguồn gốc nghi lễ này, nhà nhân học Arnold Van Gennep cho rằng “những thay đổi trạng thái (của con người) làm khuấy động cuộc sống cá nhân và xã hội, và để giảm thiểu các tác hại của những thay đổi đó là một số nghi lễ chuyển đổi ra đời” [57, tr.13]. Theo phân tích của Arnold Van Gennep, nghi lễ chuyển đổi là những nghi lễ đánh dấu sự chuyển đổi của cá nhân trong suốt vòng đời, từ tình trạng này sang tình trạng khác, từ vai trò, địa vị này sang vai trò, địa vị khác, hợp nhất những kinh nghiệm con người và những kinh nghiệm văn hóa với vòng đời: ra đời, trưởng thành, kết hôn và chết đi.
Cũng theo lý thuyết này nghi lễ vòng đời được chia ra làm bốn giai đoạn như sau: Tuổi ấu thơ (1): con người học cách ứng xử của xã hội về kĩ năng, kĩ thuật, tăng trưởng, nhưng giới hạn về xã hội về trách nhiệm kinh tế; Tuổi dậy thì (2): là thời khì phát triển giới tính, trách nhiệm xã hội của người lớn trong việc giáo dục,
chỉ dẫn về giới. Chưa quan tâm nhiều về trách nhiệm kinh tế hay trách nhiệm đối với gia đình; Trưởng thành (3): con người có trách nhiệm tạo lập gia đình, hình thành tế bào xã hội. Trách nhiệm với cá nhân là nuôi dạy con cái, nghĩa vợ chồng, hiếu thảo với cha mẹ. Trách nhiệm cá nhân phải làm nhiều của cải, nhiều đặc lợi đủ về kinh tế hay trách nhiệm xã hội; Tuổi già và qua đời (4): Tình trạng về tuổi tác cao và điều kiện suy sụp về thể chất. Tuổi già được đề cao về vai trò phục vụ của xã hội.
Tương ứng với 4 giai đoạn như trên, hệ thống nghi lễ vòng đời của người Khmer cũng có các nghi lễ tương ứng:
(1) Nghi lễ trảơn mụ; (2) Lễ giáp tuổi;
(3) Lễđi tu và lễ vào bóng mát; (4) Lễ chúc thọ, tang ma.
Sau đây, luận văn sẽ trình bày cụ thểđặc điểm của từng nghi lễ này.