Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế (Sự biến đổi về kinh tế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 68 - 71)

Với đặc điểm về điều kiện địa lý – tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của huyện Trà Cú, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện là quá trình chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, trong đó đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động tại chổ lên vị trí hàng đầu. Khi phân tích đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú cũng đã nhận định: “Công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh: Một số ngành như công nghiệp chế biến thủy sản, đường, lương thực, thực phẩm… đã đi vào sản xuất ổn định và ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng của ngành tăng 17,57% thời kỳ 2006 – 2010. Thu hút đầu tư xây dựng đã đưa vào hoạt động công ty Giày da Mỹ Phong đã góp phần chuyển biến tích cực trong việc thu hút lao động tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, khuyến khích khôi phục và phát triển nghềđan lát (Đại An), dệt chiếu, thảm (Hàm Tân), các cơ sở chế biến gỗ, tơ xơ dừa, cơ khí… góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động” [46, tr. 34]. Hơn nữa “Trong thời kỳ 5 năm, từ 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực II trung bình của tỉnh là 17,19%/năm thì huyện Trà Cú đạt 17,01%/năm. Nếu so sánh theo tỉ lệ thì năm 2005 của huyện chiếm 25,84% của tỉnh, thì năm 2010 tỷ lệ này là 25,64%” [46, tr. 35]. “Cùng các dự án của chình phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, nhiều công trình có tính chất chiến lược, trọng điểm cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã và đang được triển khai xây dựng như: Khu dân cư, trục đô

thị…, tạo ra nhiều cơ hội lớn để huyện Trà Cú phát triển nhanh và bền vững” [46, tr. 36]. “Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển cao, tuy nhiên các sản phẩm phục vụ dân sinh chưa nhiều, các sản phẩm chủ lực tập trung ở thủy sản đông lạnh và mía đường và sản phẩm may mặc. Công nghiệp mía đường cũng giúp cho nông dân có điều kiện chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng mía có năng suất và thu nhập cao hơn” [46, tr. 36]. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Trà Cú trong những năm qua đã có tác động tích cực đến đời sống vật chất cũng nhưđời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer trong huyện.

Những thành tựu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã nâng cao đời sống vật chất của toàn bộ nhân dân trong huyện Trà Cú nói chung và đồng bào Khmer nói riêng; tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của người Khmer ở Trà Cú. “Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 là 6,05 triệu đồng, bằng 91,67% so với mức thu nhập đầu người của tỉnh. Năm 2010 đạt 9,78 triệu đồng” [46, tr. 22]. Như vậy có thể thấy rằng dưới tác động của xã hội đương đại mà đặc biệt là yếu tố kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếđã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần và tín ngưỡng dân gian của Khmer của huyện Trà Cú. Ngoài những yếu tố tích cực bề nổi thì còn có những giá trị văn hóa tín ngưỡng đã bị tác động tiêu cực bên trong nó. Qui luật vận động của xã hội đã làm mất đi một số yếu tố nguyên bản vô giá của văn hóa tín ngưỡng, tuy nó không ảnh hưởng quyết định đến đời sống tinh thần cũng nhưđời sống vật chất của cộng đồng dân tộc nhưng những giá trị tín ngưỡng đã được tích lũy và gìn giữ qua bao thế hệđã bị hao mòn và tan loãng trong xã hội đương đại.

Bên cạnh những chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng tác động không nhỏđến sự biến đổi văn hóa nói chung và tín ngưỡng dân gian Khmer ở Trà Cú nói riêng. Có thể thấy rằng những thành tựu của khoa học kỹ thuật đã đưa cuộc sống con người lên một tầm cao mới. Thời gian thực hiện công việc được rút ngắn, lượng công sức bỏ ra ít hơn nhưng kết quả thu được lại cao hơn rất nhiều. Con người hưởng thụ cuộc sống được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền trong huyện Trà Cú những thành tựu

khoa học kỹ thuật được truyền tải sâu rộng trong quần chúng nhân dân. “Hiện Trà Cú sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt với 100,0% xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia” [46, tr. 53]. Mạng thông tin di động đã phủ sóng đến các xã huyện Trà Cú. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã thống kê “Số máy điện thoại cố định trong dân tăng nhanh, từ 7.765 máy năm 2005 tăng lên 14.937 máy năm 2010,” [46, tr. 40] không chỉ vậy khoa học kỹ thuật hiện đại cũng được phát triển rộng khắp. “Số thuê bao internet phát triển rất nhanh trong thời gian vừa qua nếu như năm 2005 huyện chỉ có 5 thuê bao thì đến năm 2010 có hơn 1.161 thuê bao” [46, tr. 40]. Trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng đã áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật “Các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nên chi phí thấp, năng suất cao, chất lượng tốt” [46, tr. 33]. Bên cạnh đó các ngành sản xuất công nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt cũng đạt năng xuất cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật. Sức khỏe của người dân cũng được đảm bảo hơn nhờ vào sự phát triển trong lĩnh vực y tế. Chúng tôi nhận thấy rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đồng bào Khmer trong huyện nhưng cũng đồng thời làm ảnh hưởng và mất đi các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của họ. Ngày nay hầu hết người Khmer ở huyện Trà Cú hiểu được rằng khi con người bị bệnh là do phản ứng của cơ thể với môi trường sống, họ đi khám bác sĩ hay đến hiệu thuốc để mua thuốc điều trị chứ không như trước kia họ quan niệm khi người ta bệnh là do trách phạt của Arắk phum, sóc hay do bị người khác ếm bùa rồi tổ chức cúng Arắk hay đi nhờ thầy bùa gỡ ếm, cho bùa về uống để khỏi bệnh. Họ đã nhận thấy được việc nhập thần để cầu Arắk chữa bệnh là một vấn đề không có căn cứ khoa học, tín ngưỡng thờ cúng Arắk cũng bị bài trừ theo chủ trương bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn tồn tại bóng dáng của việc thờ cúng Arăk nữa. Đây cũng là một tín ngưỡng dân gian bị biến mất hoàn toàn, trong thực tại chỉ có một số người cao niên còn nhớ man mán về tục thờ cúng cũng như quá trình hành lễ. Đúng là tín ngưỡng này không phù hợp với cuộc sống, nhưng xét ở một khía cạnh văn hóa tín ngưỡng thì đây cũng là một giá trị văn

hóa được cộng đồng dân tộc Khmer sáng tạo và bồi đắp trong lịch sử phát triển của dân tộc. Trong cách hành lễ và thờ cúng mà nhiều nguồn tài liệu đã ghi lại chúng tôi nhận thấy tín ngưỡng này thể hiện rất đặc sắc những đặc trưng văn hóa của dân tộc Khmer như cách múa hành lễ, phối hợp nhạc cụ, nghệ thuật sử dụng nhạc cụ trong lúc hành lễ,… Khoa học kỹ thuật đã chứng minh và làm sáng tỏ việc thờ cúng Arắk là duy tâm lạc hậu một cách rõ ràng chính vì vậy tín ngưỡng này bị xóa mờ hoàn toàn trong xã hội nhưng đứng từ gốc nhìn văn hóa chúng tôi vẫn thấy nuối tiếc cho một giá trị văn hóa bị bỏđi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian của người khmer ở trà cú và sự biến đổi của nó trong cuộc sống đương đại (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)