Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG và PHÁT TRIỂN QUỸ đất THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 91 - 94)

6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1. Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

3.2.1.1. Lựa chọn và nâng cao năng lực của các đơn vị Tư vấn

Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều công ty Tư vấn mới được thành lập. Tuy nhiên, có rất nhiều đơn vị tư vấn mới thành lập năng lực còn hạn chế, không đủ nhân lực có chất lượng, thiếu chủ nhiệm đồ án thiết kế hoặc một chủ nhiệm đồ án kiêm nhiệm nhiều dự án. Vấn đề này đã tồn tại rất lâu nhưng được chưa giải quyết, do vậy giải pháp là cần rà soát lại, sắp xếp lực lượng của các đơn vị Tư vấn đảm bảo hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng, vì vậy Chủ đầu tư, BQLDA phải có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn Nhà tư vấn thiết kế đủ năng lực để giao dự án, nhà tư vấn thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đạt chất lượng.

công tác tư vấn. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cho các cán bộ thiết kế, chủ trì, chủ nhiệm dự án đảm bảo đáp ứng các mục tiêu làm chủ công tác Tư vấn xây dựng các công trình. Phải thực hiện các công việc tư vấn một cách đúng đắn, khoa học. Khắc phục tình trạng chủ đầu tư ép tư vấn phải làm theo ý mình, trái với nghiệp vụ chuyên môn. Đối với trường hợp đó đơn vị tư vấn phải lập báo cáo gửi riêng cho các cơ quan thẩm định công tác tư vấn đó.

Đối với các chủ đầu tư phải tạo điều kiện cho nhà tư vấn có đủ thời gian cần thiết để các nhà tư vấn thu thập, nghiên cứu, khảo nghiệm các số liệu liên quan đến dự án. Tuy nhiên, cũng có thể căn cứ vào trình độ, khả năng thực tế, sản phẩm đã được xã hội thừa nhận để chọn thầu tư vấn nhưng cũng chỉ áp dụng đối với những công trình mà đơn vị đó đã thực hiện tương tự.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình là công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của đầu tư một dự án. Hoạt động đầu tư phát triển có thể phải chịu nhiều rủi ro nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc nghiên cứu khảo sát, thiết kế và dự toán đòi hỏi thật kỹ lưỡng, chính xác, trên tất cả các phương diện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một trong các chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phương diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Thời gian qua, dự án công trình do UBND thành phố, BQLDA quản lý và điều hành việc thẩm định chất lượng còn nhiều hạn chế. Một phần do chất lượng lập dự án ĐTXD thấp, một phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phương

pháp tổ chức thực hiện của các cán bộ thực thi còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những nội dung kiểm tra, cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từng chỉ tiêu của dự án đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng thẩm định phê duyệt dự án đầu tư. Có cơ chế khuyến khích đãi ngộ các chuyên gia giỏi và có đạo đức nghề nghiệp tham gia vào công tác tư vấn thẩm định dự án đầu tư. Thành phố, BQLDA phải nhanh chóng thành lập và củng cố các bộ phận trực thuộc có chức năng thẩm định dự án đầu tư nhằm kiểm tra giám sát, phân tích đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng để đảm bảo cho phù hợp quy hoạch mục tiêu phát triển KT-XH, nâng cao hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.

Trong công tác thẩm định cơ quan thẩm định cần quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau:

- Về tài chính: Khả năng nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh cũng như vốn của Chủ đầu tư bố trí cho công trình.

- Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra: Về công nghệ, tác động môi trường và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là những vấn đề quan trọng mà Chủ đầu tư dự án khi lập chưa lường trước được.

- Về phương pháp và thời gian thẩm định: Tuỳ theo dự án mà cơ quan chủ trì thẩm tra phân công cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Trường hợp cần thì tham khảo ý kiến một số sở, ngành của tỉnh. Cần khắc phục tư tưởng nể nang, dễ dãi, đơn giản trong việc thẩm định dự án. Mặt khác thông qua việc thẩm định dự án, với chức năng của mình Sở kế hoạch đầu tư, Phòng tài chính kế hoạch, Phòng quản lý đô thị hàng năm nên thống nhất hướng dẫn về nội dung, phương pháp, kinh nghiệm, thời gian lập dự án, định hướng đầu tư để khắc phục tình trạng dự án lập và thẩm định vội vàng chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG và PHÁT TRIỂN QUỸ đất THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w