6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện
thực hiện đầu tư
3.3.2.1. Giải pháp trong công tác lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn Nhà thầu theo Luật đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Ðấu thầu là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, tiên tiến nhất. Ðây là nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh thể hiện ở chỗ tạo ra sự canh tranh để làm động lực cho sự phát triển, cả về năng lực kinh nghiệm, sức mạnh tài chính. Lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu sẽ giúp Chủ đầu tư, BQLDA chọn được nhà thầu có năng lực, có kinh nghiệm và với một giá thành cạnh tranh.
- Giải pháp quản lý công tác đấu thầu
Đối với công tác chấm thầu cần phải thuê các tổ chức có tư cánh pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu, chấm thầu hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, chấm thầu cần quan tâm đến một số công tác như:
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu được xem là một khâu đột phá và cần thiết; bảo đảm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan dễ dàng tuân thủ, đẩy nhanh tiến độ gói thầu, góp phần nâng cao hiệu quả dự án. Nên ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình công tác đấu thầu để chủ đầu tư và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình; uỷ quyền cho BQLDA thực hiện một số nội dung của công tác đấu thầu và cấp có thẩm quyền chỉ thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.
dụng loại hợp đồng trọn gói để hạn chế phát sinh cả về đơn giá lẫn khối lượng. Tất cả các phát sinh đều phải được phân tích đánh giá của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả. Trường hợp có phát sinh lớn phải đấu thầu lại.
+ Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng việc tăng tỷ lệ bảo lãnh lên một mức độ nào đó trong thực hiện hợp đồng, cơ chế xử phạt vi phạm hợp đồng.
+ Đổi mới thủ tục xét thầu: Đối với loại đấu thầu mua sắm hoặc xây lắp, thống nhất hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo mẫu chung, nhà thầu chỉ điền thông tin theo mẫu yêu cầu của bên mời thầu (bên mời thầu đã ký tên, đóng dấu), nhằm đơn giản thủ tục và chính xác hoá khi đánh giá kết quả đấu thầu, nhằm hạn chế những tiêu cực, lựa chọn không khách quan có thể xảy ra.
+ Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Cụ thể: Đối với các gói thầu trúng giá với giá thấp đến 10% so với giá gói thầu thì cần có các quy định cụ thể đối với các trường hợp này, cần thiết phải nâng cao mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn so với quy định (có thể tăng lên đến 20%) để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm nhà thầu trúng thầu, nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
+ Đối với gói thầu có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp cần quy định cụ thể việc cần thiết phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng công tác giám sát, quản lý hiện trường.
+ Mở rộng hơn nữa các hình thức đấu thầu để có thể lựa chọn được nhà thầu tốt nhất thực hiện dự án: để làm được điều này cần phải có quy định cụ thể, đối với những công trình có liên quan đến bí mật an ninh quốc phòng thì chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế trong phạm vi các doanh nghiệp trong quân đội, còn lại các công trình khác nên lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi
cả về tư vấn và thi công.
+ Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu có thể phát sinh nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.
Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu cũng rất cần thiết. Quá trình kiểm tra cần đi đôi với việc đôn đốc, khắc phục các lỗi trong quá trình tổ chức đấu thầu.
- Giải pháp triển khai đấu thầu điện tử
Thời gian qua, việc quản lý công tác đấu thầu bộc lộ nhiều kẽ hở, tình trạng thông thầu, “quân xanh, quân đỏ” trong quá trình đấu thầu các công trình xây dựng là không dễ bị phát hiện. Vì vậy, việc áp dụng đấu thầu điện tử đang được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tiêu cực. Hiện nay, đấu thầu qua mạng đã được áp dụng. Theo báo cáo triển khai, đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3% - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, trung bình là 10%. [4]
Quan trọng hơn, đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu, thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là sự cam kết của Việt Nam với các nhà tài trợ trên thế giới.
Việc thực hiện đấu thầu điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho cả bên mời thầu và nhà thầu. Ngoài tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm bớt nhân lực phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đấu thầu qua mạng còn có nhiều ưu điểm như có tính chất bảo mật cao, nhà thầu không tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin trực tuyến, dễ giám sát, giảm tiêu cực
trong đấu thầu. Chủ đầu tư dễ dàng quản lý thông tin nhà thầu, hồ sơ các dự án vì mọi thông tin được lưu trữ trên trang http://muasamcong.mpi.gov.vn/ nên không bị mất dữ liệu. Nhà thầu cũng có thể tiếp cận được nhiều dự án ở vị trí khác nhau mà không có cản trở về vấn đề vận chuyển. Hệ thống dữ liệu nhà thầu được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, sẽ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu có thêm một cơ sở dữ liệu tin cậy để tham khảo khi đánh giá năng lực, kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu, đồng thời các nhà thầu khác và tất cả mọi người quan tâm đều có thể kiểm tra, giúp giảm bớt việc kê khai thông tin không trung thực về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, góp phần nâng cao chất lượng nhà thầu được lựa chọn.
Để chuẩn bị cho công tác triển khai đấu thầu điện tử, ngay từ bây giờ BQLDA cần có một số giải pháp cụ thể trước mắt để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai đấu thầu điện tử. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về đấu thầu qua mạng đến cả phía nhà thầu, để nhà thầu hiểu được lợi ích, nắm được cách thức tham gia đấu thầu và tích cực tham gia. Nâng cao nhận thức của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của đấu thầu điện tử.
Ngoài ra cần có những chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, nhất là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu điện tử. Thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia công tác đấu thầu như: tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu điện tử, đấu thầu qua mạng cho đội ngũ cán bộ BQLDA.
3.2.2.2. Giải pháp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các công trình xây dựng là khâu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện và chi phí xây dựng các công trình. Thực trạng hiện nay công tác GPMB các công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là các dự án lớn, các dự án trong các khu dân cư. Những khó khăn trong việc di dời người dân để tiến hành đầu tư xây dựng chủ yếu vẫn là do mức giá, do đó cần phải có một khung mức giá hợp lý, quy hoạch sử dụng đất rõ ràng để người dân có thông tin trước, qua đó tránh khỏi bức xúc. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân vì lợi ích chung.
- Ủy ban nhân dân thành phố cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác đền bù GPMB, trên quan điểm các cấp các ngành và đoàn thể cùng vào cuộc vừa vận động tuyên truyền vừa sử dụng biện pháp hành chính để thực hiện đảm bảo tiến độ trong công tác GPMB.
- Củng cố, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Thường xuyên cập nhật và am hiểu Luật đất đai, các văn bản Nhà nước, Chính phủ, tỉnh, thành phố về công tác đền bù và GPMB.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, giải quyết triệt để những tồn tại trong cấp đất tái định cư cho nhân dân theo đúng Luật định.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương các xã, phường và các ngành có liên quan: Lãnh đạo BQLDA cần có sự phối hợp tốt với các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể cùng vào cuộc, tranh thủ sự đồng thuận và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để công tác đền bù và GPMB không bị bế tắc, kéo dài. Thường xuyên đôn đốc đơn vị đền bù GPMB hoàn thiện phương án đền bù trình thẩm định, không để thời gian giải quyết kéo dài. Đồng thời quản lý chặt chẽ mặt bằng không để nhân dân tái lấn chiếm sử dụng.
- Sau khi công tác khảo sát lập hồ sơ đền bù GPMB được lập, BQLDA phải lập tiến độ chi tiết về công tác GPMB và quản lý tiến độ thực tế. Việc kéo dài tiến độ GPMB sẽ làm chậm tiến độ đưa dự án vào khai thác và làm
tăng chi phí của dự án. Giám sát kiểm tra kỹ khối lượng đền bù giải tỏa, áp giá, chính sách áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước, áp dụng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
- Ngoài ra cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, những người thu hồi đất để phục vụ xây dựng công trình mà khi xây dựng hoàn thành, nhân dân là người cùng được hưởng lợi từ dự án, giúp người dân hiểu và ủng hộ cho công tác đền bù GPMB.