Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG và PHÁT TRIỂN QUỸ đất THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 105 - 107)

6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

hướng thống nhất nhiều loại văn bản nhỏ gộp lại cho gọn số lượng văn bản, các văn bản ban hành tránh vụn vặt, tránh chồng chéo, nên ban hành văn bản theo tính chất thay thế, văn bản sau khi ban hành nếu có phần trùng lặp thì nên lập lại và thay thế hệ thống văn bản trước để tiện quá trình theo dõi.

Hoàn thiện hệ thống văn bản theo hướng thay đổi một số quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể như sau:

- Thống nhất một cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng. Quy định về việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh kết hợp với chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo theo quy định của địa phương nơi đặt công trình xây dựng. Còn các nguồn vốn khác thì quy định chủ đầu tư tự thực hiện việc giải phóng mặt bằng bằng việc thoả thuận với người sử dụng đất. Việc quy định như trên cho thấy không có sự thống nhất, không công bằng trong việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng giữa các dự án sử nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước và các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

- Các cơ quan Nhà nước cũng cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo ra sơ hở trong thực tế khi thực hiện ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.

Về phía UBND thành phố là cơ quan quyết định đầu tư, trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất đặc trưng các công trình xây dựng ở địa phương, UBND thành phố cần sớm ban hành các chỉ thị, hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt là việc thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự và

nguồn lực khác để đảm bảo thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đáp ứng cơ chế tự chủ của Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng và phát triển quỹ đất phù hợp loại hình tự bảo đảm chi thường xuyên đã được phê duyệt.

Về phía BQLDA ĐTXD&PTQD Thành phố Đồng Hới: Cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong quản lý dự án và thi công xây dựng công trình. Trong quản lý dự án, để lập các kế hoạch mới tối ưu và khả thi, việc sử dụng nhân lực, thiết bị, điều chỉnh kế hoạch kịp thời phục vụ tốt công tác giám sát kiểm tra tiến độ, khối lượng công việc thực hiện, tài chính, lập báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện ở từng thời điểm, từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Trong thi công sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại sẽ là một cuộc cách mạng để thay thế công nghệ cũ hoặc kết hợp giữa công nghệ thi công cũ và mới luôn mang lại hiệu quả cao từ thời gian thi công, giảm hao phí lao động và cuối cùng là hiệu quả kinh tế, đây luôn là giải pháp tối ưu cho lĩnh vực xây dựng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG và PHÁT TRIỂN QUỸ đất THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w