Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ internet của công ty cổ phần viễn thông fpt chi nhánh huế (Trang 37 - 40)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam

Theo báo cáo của bộ Thông tin và Truyền thông (2017), Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia trên vùng lãnh thổ.

Theo Cục viễn thông (2018), tình hình phát triển của internet băng thông rộng cố định năm tháng đầu năm 2018 vẫn tăng trưởng mạnh,từ 11.417.158 thuê bao lên 12.559.124 thuê bao tăng 26,25% so với cùng kì năm ngoái. Nhìn chung internet băng thông rộng vẫn đang phát triển mạnh. Được biết, trong 3 năm gần đây, dịch vụ internet cáp đồng (ADSL) đang trên đà giảm mạnh và thay vào đó là dịch vụ internet cáp quang (FTTH) với số liệu cụ thể sau: 5 tháng đầu năm 2016 lượng thuê bao sử dụng ADSL là 2.700.344, FTTH là 4.614.411, năm 2017 ADSL là 1.467.273 và FTTH là 7.602.881, năm 2018 ADSL là 629.658 và FTTH là 10.610.884. Thị trường internet cáp quang càng trở nên náo nhiệt trước sự cạnh tranh của các nhà mạng lớn như VNPT, Viettel, FPT. Trong số 6.409.022 thuê bao cáp quang FTTH trong năm 2017 ở Việt Nam, VNPT dẫn đầu thị trường với 44,77% thị phần, Viettel chiếm 35,69%, FPT chiếm 19,18% và các nhà cung cấp khác chiếm 0,36% còn lại. Những con số trên cho thấy thị trường FTTH ở Việt Nam rất hấp dẫn và đầy hứa hẹn nhưng chính vì sự hấp dẫn này nên cuộc chiến giành Trường Đại học Kinh tế Huế

khách hàng của các nhà mạng càng quyết liệt và chưa có điểm ngừng.

1.2.2 Tình hình cung cấp dịch vụ internet tại Thừa Thiên Huế

Với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin và mạng internet ngày càng gia tăng, internet trở thành ngành kinh doanh khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và cáp quang hóa rất được coi trọng. Theo Sở thông tin và truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế (2016) mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm tỉnh thành dẫn đầu về hạ tầng kĩ thuật viễn thông tiên tiến, hiện đại của cả nước. Mục tiêu cụ thể là là ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông, truyền hình đạt 80% ở thành phố, các khu đô thị mới, khu công nghiệp và 50% ở các trung tâm huyện, thị xã, đảm bảo phủ sóng toàn tỉnh, gia tăng các dịch vụ internet băng thông rộng tốc độ cao. Nhìn thấy dược thị trường tiềm năng ở Huế, ba ông lớn trong lĩnh vực viễn thông đó là VNPT, Viettel, FPT đã ra sức tăng cường phát triễn hạ tầng, gia tăng thị phần của mình. Đặc biệt ông lớn VNPT, với nguồn lực của mình, VNPT chiếm lĩnh thị phần lớn nhất là 44%, tiếp theo là Viettel chiếm 28%, FPT chiếm 23% và SCTV là 5% ở Huế. Trên thị trường viễn thông Thừa Thiên Huế, FPT là người đến sau nhưng là nhà mạng đi trước về internet cáp quang, thế nhưng FPT chỉ chiếm 23% thị trường này. Con số khiêm tốn này do FPT còn yếu về nguồn lực, độ phủ của hạ tầng còn kém xa so với các đối thủ cạnh tranh khác, độ phủ hạ tầng của FPT còn ít chủ yếu tập trung ở thành phố, còn các khu vực khác rất hạn chế. Đồng thời mạng internet cáp quang của FPT còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ.

VNPT và Viettel mạnh về nguồn lực, thương hiệu và chính sách; đến với khách hàng sớm; đầu tư chi phí marketing rất lớn cho quảng cáo qua truyền hình, phát thanh, báo chí và các hoạt động xã hội ý nghĩa.

FPT Telecom tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã vươn lên vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng về thị phần thuê bao Internet. Lí do một phần do kiên trì về chính sách, dày công xây dựng, biết nắm bắt cơ hội và mạnh về con người.

Nhu cầu về mạng internet ngày càng gia tăng, đặc biệt Thành phố Huế là nơi tập trung nhiều trường Đại học, số lượng sinh viên ngày càng nhiều, nhu cầu kết nối Trường Đại học Kinh tế Huế

mạng để phục vụ học tập và giải trí là điều tất yếu.

Vào ngày 12/11/2009 công ty FPT Telecom bắt đầu xây dựng, phát triển tại thị trường TP Huế. Từ một văn phòng giao dịch hiện đã phát triển lên tới 4 văn phòng rải rác khắp địa bàn Huế

Đến nay, trải qua 10 năm kinh doanh tại thị trường Huế công ty đã bước đầu tạo dựng trường được đánh giá đầy tiềm năng này và hứa hẹn tạo ra nhiều bước ngoặt trong thời gian tới.

Tập đoàn tập trung đầu tư chi phí quảng cáo thông qua đội ngũ nhân viên (lương, hỗ trợ, trợ cấp); sử dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh và kỹ thuật thâm nhập vào từng khu vực để tiếp cận khách hàng, nâng cao thị phần theo tiêu chí: “Không bỏ sót một con đường, Không bỏ sót một ngôi nhà”. Không những vậy FPT còn đầu tư vào hạ tầng và Marketing nhằm thu hút khách hàng, tận dụng năm bắt các cơ hội và nhanh chóng đưa FPT Telecom chi nhánh Huế có chỗ đứng vững chắc trên thị trường viễn thông tại Huế.

Để có thể phát triển bền vững trong thị trường dịch vụ internet trên tỉnh Thừa Thiên Huế, FPT cần phát huy hết sức mạnh, có những giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ internet cáp quang của mình, lấp chổ trống của thị trường, lấy lại thị trường đã mất, khai thác thị trường mới nhằm nâng cao thị phần của mình trong thị trường này.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG

THU HÚT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT - CHI NHÁNH TT HUẾ.

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông FPT và Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Chi nhánh Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ internet của công ty cổ phần viễn thông fpt chi nhánh huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)