Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH thương mại saita (Trang 44)

1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại Saita

1.3. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của Công ty

1.3.1. Chức năng:

Công ty TNHH Thương mại Saita có chức năng là tổ chức mua bán, xuất nhập khẩu mặt hàng rượu; chức năng cung cấp và phân phối rượu Sake, Shochu Nhật Bản,

được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm ra nước ngoài với tỷ lệ là 80% sản lượng sản xuất theo giấy phép do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép.

Công ty với vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản hợp tác đầu tư nước ngoài để mở rộng thêm thị trường, phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu đất nước.

Công ty hoạt động theo phương thức bán hàng trực tiếp thông qua các đại lý, liên hệ khách hàng để nắm bắt thông tin, vì vậy Công ty còn có chức năng liên hệ, tạo mối quan hệ và uy tín với các đối tác, từ đó uy tín của Công ty càng tăng và có nhiều đối tượng tìm đến Công ty.

1.3.2. Nhiệm vụ:

- Là DN 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ của luật pháp.

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu có hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chấp hành các chính sách chế độ và pháp luật của Nhà nước Việt nam.

- Chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo công nhân lành nghề cho địa phương. - Sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài và thay thế hàng nhập khẩu.

- Thu hút nguồn vốn ngoại tệ vào Việt nam.

- Duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.

Cụ thể:

- Tìm hiểu những người phân phối và lựa chọn những trung gian phân phối có khả năng nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Tổ chức vận chuyển hàng hoá với sự lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp, bảo đảm thời gian, điều kiện giao hàng và cước phí tối ưu.

- Bố trí hệ thống kho hàng thích hợp, bảo đảm khả năng tiếp nhận, bảo quản và giải toả nhanh dòng hàng hoá trên toàn tuyến.

1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty1.4.1. Tổ chức bộ máy của Công ty 1.4.1. Tổ chức bộ máy của Công ty

Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ chức năng

Hình 2. 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại Saita

(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty)

1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban

- Tổng giám đốc: Xây dựng kế hoạch hằng năm, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy chế quản lý nội bộ, chức

P. TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ Điều hành GĐ Sản Xuất P. Đối ngoại P. Kinh doanh Kế toán- Tài chính Bộ phận sản xuất Ban quản lý Ban Sản phẩm Ban lên men TỔNG GIÁM ĐỐC

năng nhiệm vụ của bộ máy làm việc của Công ty; quy hoạch đào tạo lao động trình Hội đồng quản trị phê duyệt; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Giám đốc điều hành: Chịu sự quản lý của Tổng giám đốc; phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro; theo dõi lợi nhuận và chi phí; chuẩn bị ngân sách hằng năm; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa, điều phối văn phòng.

- Giám đốc sản xuất: Chịu sư quản lý của Tổng giám đốc; điều hành công việc khối sản xuất và đưa ra kỹ thuật điều tiết các sản phẩm rượu cho Công ty.

- Phòng Kế toán: Thực hiện việc ghi chép sổ sách, chứng từ; làm các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành; làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm cho các nhân viên trong Công ty.

- Phòng Kinh doanh: Chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành; theo dõi và thúc đẩy doanh thu bán hàng trong tháng và lên kế hoạch bán hàng trong năm; quảng bá sản phẩm và thương hiệu ra thị trường; tìm kiếm các đại lý mới.

- Phòng Đối ngoại: Chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành; đề xuất các kế hoạch xây dựng và trang thiết bị cần thiết cho nhà máy; quan hệ tốt với các cơ quan Nhà nước để thuận tiện cho việc giao dịch.

- Ban Lên men: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc sản xuất, trực tiếp điều hợp ra sản phẩm rượu; chịu trách nhiệm về chất lượng rượu.

- Ban Quản lý: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc sản xuất; quản lý các thiết bị máy móc trong Công ty. Kiểm tra hàng mua vào đạt tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất.

- Ban Thành phẩm: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc sản xuất, trực tiếp sản xuất khâu cuối cùng là đóng chai, dán nhãn để đưa sản phẩm ra thị trường.

1.5. Tình hình nguồn lực của Công ty TNHH Thương mại Saita Huế1.5.1. Tình hình lao động của Công ty 1.5.1. Tình hình lao động của Công ty

Bảng 2. 3: Tình hình lao động tại Công ty Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % ± % ± % Tổng số lao động 21 100 26 100 23 100 5 2,4 3 1,15

1.Phân theo giới tính

Nam 15 71 19 73 15 65 4 2,7 - 4 -2,1

Nữ 6 29 7 27 8 35 1 1,7 1 1,4

2.Phân theo trình độ đào tạo

Đại học 18 86 23 88 20 87 5 28 -3 -13

Cao đẳng-Trung cấp 1 5 1 4 1 4 0 0 0 0

Phổ thông 2 9 2 8 2 9 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng hành chính của Công ty)

Lao động là nguồn nhân lực không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Là hoạt động có ý thức của con người luôn mang tính sáng tạo, lao động quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và được coi là lợi thế của DN trong một nền kinh tế cạnh tranh. Vì vậy ở Công ty TNHH Thương mại Saita luôn được coi trọng công tác quản lý nhân sự và chính sách để phát triển nguồn nhân lực . Từ khi thành lập Công ty chỉ có 20 lao động, đến nay đã tăng lên đến 23 lao động, trong đó có 15 nam, 8 nữ.

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ tăng của số lượng lao động ở công ty là không lớn, điều này minh chứng cho sự ổn định trong công tác nhân sự ở công ty TNHH Thương mại Saita. Với sự biến động không lớn như vậy công ty sẽ dễ dàng trong công tác quản lý và không phải tốn chi phí để đào tạo những lao động mới và công việc cũng không bị gián đoạn hay phải thay đổi quá nhiều vì thiếu nguồn nhân lực.

1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Bảng 2. 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh

2017/2016 2018/2017

Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) ± % ± %

Tổng Tài sản 4.589 100,00 5.519 100,00 5.936 100,00 929 20,25 416 7,55 Tài sản ngắn hạn 3.720 81,01 4.151 75,22 4.818 81,17 431 11,59 666 16,07 Tài sản dài hạn 869 18,99 1.367 24,78 1.117 18,83 498 57,29 250 18,28 Tổng Nguồn vốn 4.589 100,00 5.519 100,00 5.936 100,00 929 20,25 416 7,55 Vốn chủ sở hữu 1.586 34,57 2.997 54,31 3.435 57,88 1.411 88,93 438 14,61 Nợ phải trả 3.002 65,43 2.521 45,69 2.500 42,12 -481 -16,04 -21 -0,84

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy tài sản của công ty tăng dần qua các năm cụ thể là đối với tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng 11,59 % so với năm 2016 (cụ thể tăng 431 triệu đồng, qua năm 2018 tài sản ngắn hạn tăng 16,07% so với năm 2017 (cụ thể là tăng 666 triệu đồng). Với tài sản dài hạn thì có sự biến động, năm 2017 tăng 57,29% so với năm 2016 (cụ thể là 498 triệu đồng) đến năm 2018 thì giảm 18,28% (cụ thể là giảm 250 triệu đồng). Nguyên nhân là do Công ty hoạt động trong một thời gian tương đối dài và doanh số bán hàng ngày càng tăng nên cần phải đầu tư các thiết bị máy móc như máy đóng chai, bồn lên men, bên cạnh đó công ty cũng tiến hành thanh lý một số máy móc đã lỗi thời… để nâng cao năng suất.

Đối với tổng nguồn vốn thì nợ phải trả có xu hướng giảm xuống, năm 2017 nợ phải trả giảm 16,04% so với năm 2016 đến năm 2012 thì tiếp tục giảm 0,84% (cụ thể là giảm 21 triệu đồng) nguyên nhân là do các đại lý kinh doanh ngày càng tốt và phát triển nên các nợ phải trả dần ít đi, đồng thời vốn chủ sở hữu cũng tăng lên đáng kể là 88,93% vào năm 2017 so với năm 2016. Từ kết quả phân tích trên có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty. Các khoản nợ và vốn chủ sở hữu có sự tăng lên và giảm xuống không giống nhau ở các thời kỳ.

1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2016 – 2018:

Bảng 2. 5: Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018:

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

± % ± %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.559.052 64.582.121 74.928.273 40.023.069 162,97 10.346.152 16,02

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 39.320

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.559.052 64.582.121 74.888.953 40.023.069 162,97 10.306.832 15,96

4. Giá vốn hàng bán 21.744.745 56.552.924 65.958.755 34.808.179 160,08 9.405.831 16,63

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.814.306 8.029.197 8.930.197 5.214.891 185,29 901.000 11,22

6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.174 1.910 1.456 736 62,69 -454 -23,77

7. Chi phí tài chính 50.895 494.988 234.794 444.093 872,56 -260.194 -52,56

8. Chi phí bán hàng 1.749.025 5.931.030 7.410.560 4.182.005 239,10 1.479.530 24,95

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 198.300 688.494 742.358 490.194 247,19 53.864 7,82

10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 817.259 916.594 543.940 99.335 12,15 -372.654 -40,65

11. Thu nhập khác 5 2.562 24.692 2.557 511,40 22.130 863,78

12. Chi phí khác 717 154 21.051 -563 -78,52 20.897 13569,48

13. Lợi nhuận khác (712) 2.408 3.640 3.120 -438,20 1.232 51,16

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 816.547 919.002 547.581 102.455 12,55 -371.421 -40,41

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 163.309 183.800 109.516 20.491 12,55 -74.284 -40,41

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 653.238 735.201 438.064 81.963 12,55 -297.137 -40,41

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, ta thấy doanh thu tăng đều qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng sẽ lớn hơn và ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó khách hàng cũng dẫn yêu cầu cao hơn về sản phẩm chất lượng phù hợp với giá bán. Giai đoạn từ năm 2016-2017 lợi nhuận tăng 162,97 % tức là tăng 40 tỷ đồng, sang giai đoạn năm 2017-2018 tiếp tục tăng 16,02% tức là tăng 10 tỷ đồng. Đứng trước những cơ hội về mặt tài Công ty đang tận dụng rất tốt những chính sách hợp lý thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Saita:

- Do đời sống ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng của khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng đến đó là cán bộ nhân viên công nhân viên chức.

- Do thương hiệu rượu sake, shochu Nhật Bản đang ngày càng thâm nhập vào thị trường Việt Nam nên được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng hơn.

- Cho thấy rằng Công ty đang thực hiện đúng đắn các chính sách áp dụng cho các Đại lý, thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ tăng cường, phân phối hợp lý đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Khoa học – công nghệ ngày càng được đầu tư và phát triển, sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền chuyên môn hóa nên đảm bảo về chất lượng sản phẩm Công ty cũng tăng về năng suất đáp ứng thị trường nhiều hơn.

Công ty TNHH Thương mại Saita đang đứng trước những thách thức và cơ hội rất lớn.

- Thách thức khi phải có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong đó có cả những Công ty cố ý làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để làm xấu đi hình ảnh của Công ty.

- Nhưng bên cạnh đó cơ hội cũng rất lớn khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng và khả năng chi trả cũng rất nhiều giúp Công ty chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

1.7. Đặc điểm môi trường hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Saita1.7.1. Môi trường kinh doanh của Công ty 1.7.1. Môi trường kinh doanh của Công ty

1.7.1.1. Môi trường vĩ mô:

Chính sách của Nhà nước:

+ Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc nghiêm trọng xảy ra. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có những văn bản, chỉ thị kịp thời gửi các Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để nhanh chóng nắm bắt tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, ngăn ngừa những vụ việc đáng tiếc xảy ra, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; ngày 10/3/2017 gửi công văn cho các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Môi trường kinh tế:

+ Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), GDP bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam đạt khoảng 2.540 USD/người, tăng 155 USD so với năm 2017 và 325 USD so với năm 2016. Tuy nhiên, mức thu nhập trên vẫn còn cách xa mục tiêu 3.200 – 3.500 USD/người vào năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng tiết kiệm hay đầu tư và tính chất của thị trường tương lai. Từ số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam liên tục tăng. Điều này cũng dẫn đến sức mua của người tiêu dùng về sản phẩm rượu của công ty được tăng lên hàng năm do đời sống ngày càng được cải thiện và nhu cầu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên cầu nhiều thì cung cũng sẽ nhiều nên dần dần môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn và đồng thời yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn đòi hỏi công ty phải có các chính sách phát triển sản phẩm hay kênh phân phối tới tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

+ Bên cạnh việc thắt chặt công tác sản xuất của ngành rượu – bia, Ngày

phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

+ Mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH thương mại saita (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)