Đặc điểm môi trường hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Saita

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH thương mại saita (Trang 53)

1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại Saita

1.7. Đặc điểm môi trường hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Saita

1.7.1. Môi trường kinh doanh của Công ty

1.7.1.1. Môi trường vĩ mô:

Chính sách của Nhà nước:

+ Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc nghiêm trọng xảy ra. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có những văn bản, chỉ thị kịp thời gửi các Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để nhanh chóng nắm bắt tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, ngăn ngừa những vụ việc đáng tiếc xảy ra, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; ngày 10/3/2017 gửi công văn cho các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Môi trường kinh tế:

+ Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), GDP bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam đạt khoảng 2.540 USD/người, tăng 155 USD so với năm 2017 và 325 USD so với năm 2016. Tuy nhiên, mức thu nhập trên vẫn còn cách xa mục tiêu 3.200 – 3.500 USD/người vào năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng tiết kiệm hay đầu tư và tính chất của thị trường tương lai. Từ số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam liên tục tăng. Điều này cũng dẫn đến sức mua của người tiêu dùng về sản phẩm rượu của công ty được tăng lên hàng năm do đời sống ngày càng được cải thiện và nhu cầu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên cầu nhiều thì cung cũng sẽ nhiều nên dần dần môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn và đồng thời yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn đòi hỏi công ty phải có các chính sách phát triển sản phẩm hay kênh phân phối tới tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

+ Bên cạnh việc thắt chặt công tác sản xuất của ngành rượu – bia, Ngày

phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

+ Mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Quy hoạch xác định: Giá trị sản xuất của ngành đến các năm 2020, 2025 và 2035 lần lượt đạt: 90.500 tỷ đồng, 113.540 tỷ đồng và 167.920 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm; giai đoạn 2021-2025 là 4,6 %/năm và giai đoạn 2026-2035 là 4,0%/năm.

 Với năm 2020, cả nước sản xuất khoảng 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 35%). Kim ngạch xuất khẩu ngành bia - rượu - nước giải khát đạt 450 triệu USD.

 Năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.

 Năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 50 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 50%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD.

+ Tập trung phát triển sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện đại; Khuyến khích các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp chế biến lại rượu sản xuất thủ công, rượu làng nghề để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; Từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc gia. Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn nước ngoài để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế nhập khẩu và để xuất khẩu; Gắn sản xuất rượu vang, rượu hoa quả với phát triển vùng nguyên liệu ở các địa phương.

+ Nhà nước khuyến khích tập trung đầu tư vào các nhà máy hiện đại có công suất lớn (trên 60 triệu lít/năm).

+ Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

hiện đại. Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương chất lượng thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư.

+ Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu rượu cũng đã giảm đáng kế (80% xuống 65%) và hiện nay chỉ rơi vào khoảng 30%.

+ Trong 10 tháng năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 4.057 nghìn lượt khách, tăng 7,7%, bằng 88,2% kế hoạch; khách quốc tế 1.729 nghìn lượt khách, tăng 11%, bằng 82,3% kế hoạch. Lượng khách lưu trú ước đạt 1.855 nghìn lượt khách, tăng 6,1%, bằng 84% kế hoạch, trong đó khách quốc tế 876 nghìn lượt khách, tăng 9,3%. Doanh thu du lịch ước đạt 4.114 tỷ đồng, tăng 10,6%. Doanh thu cơ sở lưu trú 1.430,5 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng đang là cơ hội rất lớn cho Công ty TNHH Thương mại Saita giới thiệu sản phẩm của mình đến với đông đảo người tiêu dùng nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tăng sản lượng tiêu thụ cho Công ty.

Môi trường văn hóa – xã hội:

+ Cùng với sự phát triển của nền Kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ngày càng gia tăng cùng với thói quen tiêu dùng các sản phẩm bia, rượu ngày càng gia tăng. Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ tiêu thụ bia rượu tăng trưởng nhanh nhất Thế giới.

+ Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010 - 2017). Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn, gần 90% kể từ năm 2010. Mức tăng tại Ấn Độ là 37,2%. Năm 2017 bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít; Nhật Bản là 7,9 lít...

+ Bên cạnh đó, nền văn hóa Phương Tây cũng đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến những tập quán của người dân Việt Nam.

Môi trường dân số:

Theo kết quả đánh giá sơ bộ tính đến 1/4/2019, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân (với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Với số dân này, Việt Nam là

quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).

Tính đến năm 2018, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.163.610 người, trong đó:

 Nam: 580.725 người

 Nữ: 582.885 người

 Mật độ dân số là 231 người /km2.

Về phân bố, có 566.727 người sinh sống ở thành thị và 596.883 người sinh sống ở vùng nông thôn. Dân số đông không chỉ tạo điều kiện để tăng mức tiêu thụ sản phẩm cho Công ty TNHH Thương mại Saita mà còn cung cấp cho công ty một lực lượng lao động dồi dào.

Môi trường tự nhiên:

Nước ta có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, oi bức. Nắm bắt được những đặc điểm này cũng giúp cho công ty khai thác tốt các điều kiện tự nhiên để đưa ra những chính sách khuyến mãi đúng lúc đúng thời điểm.

Không chỉ vậy, tại một số tỉnh trong cả nước còn có những di tích lịch sử lâu đời được nhiều người đến tham quan. Và địa điểm mà Công ty đang hoạt động cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút sự chú ý. Đặc biệt, nơi đây là đầu nguồn của sông Hương nên rất thuận lợi cho việc sản xuất của Công ty.

Môi trường công nghệ:

Khoa học – Công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. Việc liên kết đầu tư với nước ngoài và công nghệ chuyển giao từ nước ngoài sẽ giúp cho công ty có lợi thế hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. không chỉ vậy, việc hội nhập Quốc tế cũng tạo cơ hội thuận lợi cho việc học hỏi các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài cũng như các nguồn nguyên liệu tốt nhát nhằm tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao.

1.7.2. Đặc điểm môi trường tác nghiệp của Công ty

Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh: Cao

Thị trường rượu được khuấy động mạnh mẽ bởi cuộc chiến thị phần và bành trướng của các thương hiệu ngoại với tiềm lực tài chính lớn với lịch sự tồn tại, tiến triển lâu năm được những người tiêu ứng dụng sành sỏi ưa chuộng như: Hennessy, Chivas, Jonnie Walker, Remy… Các sản phẩm rượu mạnh này đến Việt Nam đã mang trên mình khoản thuế nhập khẩu 60%, thuế tiêu thu đặc biệt 75% và thuế VAT 10%, nhưng khoản lợi khổng lồ từ thị trường rượu là động lực mạnh mẽ để các đại gia rượu không ngừng vung tiền cho những chương trình marketing lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thị trường tiềm năng với những con người “say sưa” được đánh giá bậc nhất trên thế giới: say hương vị rượu, say thương hiệu ngoại…

Công ty TNHH Thương mại Saita sản xuất sản phẩm để phục vụ nhu cầu của nhân dân khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty có một số đối thủ cạnh tranh như sau:

- Rượu do nhân dân tự sản xuất: Rượu này được nấu theo phương pháp thủ công đã tồn tài từ lâu đời và hiện nay người dân vẫn nấu để uống hoặc bán. Rượu dân tự nấu giá rẻ hơn giá rượu của công ty vì không phải khấu hao máy móc, thiết bị trong giá thành, không phải vận chuyển, thuế ít, tận dụng lao động dư thừa trong gia đình nhưng vì sản xuất thủ công nên rượu này có nhiều tạp chất, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người so với tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới.

- Rượu do các đơn vị sản xuất trong nước: Trên thị trường có nhiều đơn vị tham gia sản xuất và kinh doanh rượu, từ các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các liên doanh với nước ngoài. Đây là những đối thủ khá được nhiều người ưa chuộng khi nhắc đến rượu sản xuất tại Việt Nam như Halico, Rượu Bình Tây, Vodka Men, Vang Thăng Long, Vang Đà Lạt…

- Rượu do các doanh nghiệp địa phương sản xuất: Những doanh nghiệp này thường sản xuất theo hướng chuyên môn hoá một mặt hàng rượu đặc sản. Các công ty này có thiết bị máy móc gọn nhẹ, vừa đủ cho sản xuất, giá thành thấp, mẫu mã đẹp, năng động trong các yêu cầu của thị trường tuy nhiên sản lượng thấp không đủ sức

cạnh tranh độc quyền và họ không đủ vốn để cải tiến thiết bị do đó nhiều công đoạn còn làm thủ công.

- Rượu liên doanh 100% vốn nước ngoài.

- Rượu nhập khẩu: Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế là sự xuất hiện của nhiều loại hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Trên thị trường có rất nhiều loại rượu của Pháp như Remy Martin, Henensy, Napoleon, Wisky, Jonhy Walker (Anh), Moet & Chandon, Cognac... giá cả các loại rượu này rất cao, có loại cao gấp 25 lần rượu của công ty như rượu Hennesy X.O (490.000đ/chai). Loại rượu này nhà nước đánh thuế 120%, được bán khắp cả nước tập trung ở những thành phố lớn chủ yếu là những người có thu nhập cao.

Áp lực từ các sản phẩm thay thế: Trung bình

Sự ra đời và phát triển của các sản phẩm thay thế rượu cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty. Sản phẩm thay thế cho sản phẩm rượu của Công ty là các loại bia trong và ngoài nước như: Bia Huda, bia Heniken, bia Sài gòn, bia Tiger,... Ngoài ra, còn có các thức uống có gas nếu khách hàng chỉ có nhu cầu giải khát.

Tuy nhiên, theo truyền thống của người tiêu dùng rượu vẫn là sản phẩm thông dụng của người tiêu dùng hằng ngày hoặc được mang đi để làm quà tặng. Mặc khác, giá của sản phẩm rượu phù hợp với mức sống trung bình của đại đa số người dân Việt Nam. Nên sự ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế tác động ít đến hoạt động Công ty.

Áp lực phía nhà cung ứng: Trung bình

+ Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị được nhập hoàn toàn từ Nhật Bản, đem lại một nguồn cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả năng suất cao.

+ Những nguyên liệu chính về sản xuất rượu là gạo và nước có chất lượng cao được nhập từ các nhà máy có uy tín chất lượng. Gạo được lấy từ miền Bắc và miền Nam Việt Nam với gạo được chọn làm rượu là loại gạo lức hạt tròn được chọn lựa kỹ càng để luôn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Còn về nguyên liệu nước được nhập từ nhà máy nước Bạch Mã và trước khi sử dụng nhà máy rượu Sake nước còn được lọc qua bằng máy móc công nghệ tại đây, luôn luôn đảm bảo nguồn nước sạch trước khi đem vào sản xuất.

+ Nhà cung cấp vốn 100% vốn Nhật Bản trực thuộc Công ty TNHH Takara Shuzo. Bên cạnh đó, nguồn lao động của Công ty là những người lao động có năng lực, trí tuệ và nhiệt huyết trong công việc.

Áp lực từ phía khách hàng: Trung bình

Các dòng sản phẩm Công ty được chia ra 3 phân khúc: phân khúc thị phần cao cấp sản phẩm có thể dùng làm quà tặng, đóng gói kỹ cảng nguyên bộ; phân khúc cấp trung; phân khúc trung bình với mẫu mã đơn giản đáp ứng nhu cầu bình dân. Khách hàng mục tiêu của Công ty là các cơ quan công chức. Ngoài ra, khách hàng của Công ty TNHH Thương mại Saita không chỉ là người tiêu dùng nhiều tầng lớp trong nước mà còn cả nước ngoài. Như vậy, đối tượng của khách hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú vì vậy cần phải chú ý để có những chính sách phù hợp.

2. Thực trạng việc tổ chức hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công tyTNHH Thương mại Saita TNHH Thương mại Saita

2.1. Thực trạng tổ chức kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Saita2.1.1. Cấu trúc kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Saita 2.1.1. Cấu trúc kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Saita

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển kinh doanh có hiệu quả thì họ phải gắn hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường. Một doanh nghiệp kinh doanh nếu chỉ biết tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đáp ứng nhu cầu đó không thôi thì chưa đủ mà phải biết đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất ở mọi lúc mọi nơi.

Do vậy để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp phải thiết lập và lựa chọn một hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh, hợp lý và có hiệu quả. Hiểu được điều đó và dựa vào đặc điểm của sản phẩm – rượu là hàng tiêu dùng khá phổ biến, cân kênh phân phối rộng rãi để đảm bảo khi khách hàng cần là có ngay nên Công ty đã xây dựng hệ thống kênh phân phối:

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty)

Hình 2. 6: Sơ đồ hệ thống phân phối của Công ty TNHH Thương mại Saita

Nhìn sơ đồ kênh ta thấy rằng Công ty TNHH Thương mại Saita chỉ cung cấp hàng hóa trực tiếp đến đại lý cấp 1, không phân phối trực tiếp trung gian còn lại và chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH thương mại saita (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)