Cơ sở thực tiễn về phát triển BHYT toàn dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển BHYT toàn dân

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân của 1 số tỉnh, thành phố

*) Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Huyện Thanh Thủy là huyện có tỷ lệ lao động làm nghề nông chiếm trên 80% dân số, mức sống của người dân chưa cao, số người thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ 100% thẻ BHYT không nhiều…, song nhờ nỗ lực khai thác phát triển mạnh đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình nên tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện Thanh Thủy đạt gần 80%. BHXH huyện luôn ưu tiên tập

trung đổi mới công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Các kênh cung cấp BHYT cũng được mở rộng với 5 đại lý thu gồm Trung tâm Y tế huyện, Bưu điện, UBND xã, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, qua đó tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân. Tính đến nay, toàn huyện có 75 điểm thu với 123 nhân viên. Mặc dù trong năm 2017, số người dân thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ 100% BHYT của huyện giảm gần 2.000 người so với thời điểm cuối năm 2016, thế nhưng nhờ phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình nên tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện vẫn tăng lên.

Xác định BHYT là động lực thiết yếu giúp ổn định và phát triển chất lượng cuộc sống nhân dân, những năm qua, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể huyện Thanh Thủy đã được thể hiện rõ nét thông qua các chương trình tuyên truyền, vận động, từng bước mở rộng, gia tăng đối tượng tham gia BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Những năm qua, công tác triển khai chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nói chung và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nói riêng luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Thủy quan tâm, chỉ đạo và đã có nhiều kết quả tốt; có 8.129 người tham gia BHYT hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm 2018; tăng 933 người so với cùng kì năm 2017.

Công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện chủ yếu khai thác ở nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT như: người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; người tham gia BHYT hộ gia đình; học sinh sinh viên. Đồng thời chú trọng đẩy mạnh CNTT trong hoạt động quản lý.Ngoài ra chú trọng xây dựng và phát triển mạng lưới địa lý thu rộng khắp đến các thôn xóm.

BHXH huyện Thanh Thủy tăng cường phối hợp với UBND huyện để chỉ đạo cấp dưới thực hiện tốt công tác kê khai, lập danh sách hộ gia đình

tham gia và chưa tham gia BHYT để có phương án tuyên truyền kịp thời. Ngoài ra, BHXH huyện còn nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo moi trường làm việc thân thiện, gần gũi với nhân dân.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện Thanh Thủy luôn nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ nhân dân chu đáo, tận tình. Cơ sở KCB trên địa bàn chú trọng khâu tiếp đón bệnh nhân, nâng cao thái độ tác phong phục vụ, đổi mới cơ sở vật chất, tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc khám chưa bệnh và quản lý quỹ BHYT…

*) Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại xã Yên Thành, huyện Tân Thành, tỉnh Nghệ An

Đây là một xã miền núi, cách xa trung tâm huyện, xã Tây Thành có tới 7.050 nhân khẩu, sinh sống ở 16 xóm, trong đó có 5 xóm giáo toàn tòng, với trên 3 ngàn nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 44 % dân số toàn xã. Thu nhập của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng, vì vậy cuộc sống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, chiếm 20,3%. Xác định phát triển BHYT toàn dân là 1 trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nên các ban ngành lãnh đạo địa phương luôn chú trọng quan tâm. Ngoài những đối tượng được ngân sách nhà nước đóng 100%, xã tập trung vận động khai thác những đối tượng khác như: hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên tham gia tốt BHYT. Đến thời thời điểm này ở xã Tây Thành đã có trên 70% người dân có thẻ BHYT. Về các xóm giáo Lê Lai, Đồn Kén, Hậu Thành 2.v.v. không khó để tìm được những gia đình tham gia BHYT 100%, qua tìm hiểu thì hầu như nhà nào cũng đều tham gia đầy đủ cho các thành viên ở mọi lứa tuổi. Là một hộ thuần nông, gia đình anh Nguyễn Văn Tình ở xóm Hậu Thành 2 (thuộc hộ cận nghèo) có 12 nhân khẩu, ngoài 2 đứa con dưới 6 tuổi được hưởng BHYT theo chế độ ưu đãi của nhà nước, năm nào gia đình anh cũng cố gắng dành dụm, tích góp từ chăn nuôi, trích ra khoản tiền không nhỏ để mua 10 thẻ BHYT, trong đó có 7 thẻ BHYT học sinh cho các

con đang đi học. Hay như hộ ông Nguyễn Văn Tâm ở xóm Đồn Kén, gia đình có 13 nhân khẩu, nhưng tất cả đều có thẻ BHYT. Tất cả mọi người đều có chung tâm sự: làm nghề nông thì rất khó khăn về tiền bạc, nhưng với BHYT thì phải tham gia, đó là chỗ dựa quan trọng trong cuộc sống, để phòng thân và để được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước khi gặp ốm đau, bệnh tật phải đi bệnh viện.

Với đặc thù là xóm giáo toàn tòng nên nhà nào cũng rất đông con, với 103 hộ nhưng có tới 541 nhân khẩu, do đó vẫn còn 24 hộ nghèo. Nhưng người dân ở đây đều xác định mua thẻ BHYT sẽ mang đến những điều may mắn, chứ không ai mong muốn mình phải chịu ốm đau bệnh tật. Vì vậy, tiếp thu chủ trương chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã, những năm qua Ban chỉ huy xóm luôn làm tốt công tác tuyên truyền tới mọi gia đình qua các cuộc họp xóm, họp khu dân cư và đến tận từng hộ để vận động mua thẻ BHYT, nên hộ nào cũng tham gia đầy đủ. Đặc biệt đối với các cháu học sinh, sinh viên cứ vào đầu năm học mới, các bậc phụ huynh đều cho tham gia BHYT 100%. Do đó, thẻ BHYT là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi người dân.

Ngoài ra, tại xã Yên Thành cũng chú trọng từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Trạm y tế xã. Thông qua việc đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị máy móc để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.. Hiện tại, trạm y tế xã được mở rộng diện tích lên 4 ngàn m2, gồm 2 dãy nhà khang trang với 10 phòng làm việc, phòng chức năng kỹ thuật, phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Tuy đội ngũ y, bác sỹ mới chỉ có 6 người, nhưng họ luôn tận tâm với nghề, tạo được niềm tin với nhân dân. Nhờ vậy, hàng năm trạm đã tiếp đón trên 6 ngàn lượt người bệnh, trong đó tỷ lệ khám và điều trị bằng thẻ BHYT chiếm gần 80%, hầu hết các bệnh thông thường đều được điều trị khỏi ngay tại tuyến y tế cơ sở, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Để đạt được kết quả trên, Đảng uỷ, UBND xã đã quán triệt tới toàn bộ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân biết và thực hiện trong công tác BHYT. Trong công tác tuyên truyền, xã đã đa dạng hoá hình thức thông tin trên hệ thống truyền thanh; tập trung truyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đếm tận mọi người dân qua các cuộc họp quân dân chính cũng như họp xóm và đến các tổ liên gia. Vì vậy các nhóm đối tượng như hộ cận nghèo và trẻ dưới 6 tuổi đều có có BHYT 100%. Bên cạnh đó vừa qua xã cũng đã tổ chức rà soát, 1600 hộ dân được phát phiếu kê khai, thông qua đó đã phát hiện ra các trường hợp cấp trùng thẻ và nắm được chính xác tỷ lệ dân chưa có BHYT để vận động họ tham gia.

Với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể và nhận thức của quần chúng nhân dân. Từ kết quả ban đầu mà xã miền núi Tây Thành đạt được trong công tác phát triển BHYT toàn dân là bài học quý, qua đó giúp nhiều xã khác trong huyện học tập, rút kinh nghiệm để làm theo, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng trong khám và chữa bệnh cho nhân dân./.

*) Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Xác định phát triển BHYT toàn dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác BHYT. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn kiểm tra, tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt việc tham gia BHYT theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách ưu việt về BHYT, thông tin kịp thời, rõ ràng, chính xác các quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ được hưởng khi tham gia BHYT để nhân dân và người lao động nắm rõ. Bên cạnh đó, BHXH huyện đã triển khai một loạt các biện pháp, như: tăng cường thu triệt để, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia

BHYT đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHYT hộ gia đình; mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu...

Vì thế, đến hết năm 2018, toàn huyện đã đạt và đạt vượt mức các chỉ tiêu phát triển đối tượng. Tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 70.265 người, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện là 91,46% dân số (tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh 89,3% dân số). Công tác giải quyết chế độ chính sách BHYT thực hiện đúng, đủ, kịp thời, không có tình trạng đối tượng và người lao động gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Đơn vị đã phân công cán bộ thường trực tiếp công dân để giải đáp, tư vấn và giải quyết về chế độ, chính sách BHYT cho các tổ chức, cá nhân, các đối tượng trên địa bàn huyện. Công tác rà soát, cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH được BHXH huyện thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia. Trong năm 2018, đã cấp 48.286 thẻ BHYT.

Ngay từ đầu năm Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện công tác phát triển BHYT toàn dân. Huyện cũng đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT bằng nhiều hình thức phong phú tạo chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực; đặc biệt là việc khơi dậy và huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Nhờ vậy đến nay, công tác phát triển BHYT trên địa bàn huyện luôn đạt cao, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển BHYT toàn dân thành phố Sông Công

Qua kinh nghiệm thực tiễn thực hiện phát triển BHYT toàn dân tại 3 địa phương trên, một số bài học rút ra trong quá trình thực hiện phát triển BHYT toàn dân tại thành phố Sông Công như sau:

-Trước hết phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mỗi địa phương cần cụ thể hóa thành các văn bản, giao kế hoạch cụ thể cho chính quyền các cấp, phân nhiệm rõ ràng đối với từng ngành, từng cấp, từng tập thể, cá nhân liên quan, đảm bảo cả hệ thống chính trị phải vào cuộc thì mới đạt được kết quả cao nhất.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền đổi mới mở rộng phạm vi và hình thức tuyên truyền trực tiếp, từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đến những đơn vị có số lượng lao động lớn và xuống đến tận tổ dân phố...

- Nghiên cứu để thống nhất quản lý KCB tại TYT xã. Với tổ chức hiện tại, có quá nhiều đầu mối quản lý Trạm Y tế: Phòng Y tế huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện (về các hoạt động dự phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia) và của Bệnh viện huyện về KCB. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và sự hạn chế về nhân lực nên các Bệnh viện thường ít quan tâm đến các Trạm y tế xã. Vì vậy, để có thể thực hiện KCB BHYT có chất lượng tại y tế xã, phương án tối ưu hiện nay là giao cho Bệnh viện huyện quản lý, TYT xã là cánh tay nối dài của Bệnh viện huyện trong việc quản lý KCB BHYT cho các đối tượng trong toàn huyện.

- Tiếp tục mở rộng đại lý thu đến UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức kinh tế đủ mạnh về chất lượng (nhân viên đại lý thu phải được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về chính sách BHYT, thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu tiền, lập danh sách nhận và cấp phát thẻ BHYT, đặc biệt nhân viên đại lý thu phải có cái tâm tức là đạo đức nghề nghiệp, biết quan tâm đến người tham gia BHYT, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân, quan tâm về thời gian tham gia, thời gian hết hạn sử dụng thẻ để đôn đốc nhắc nhở nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục thẻ BHYT) và số lượng (mỗi xã có ít nhất 03 nhân viên đại lý thu), mỗi nhân

viên đại lý thu phải có một điểm thu, danh sách các nhân viên đại lý thu và điểm thu phải được thông báo rộng rãi đảm bảo người có nhu cầu tham gia BHYT dễ tiếp cận và thuận lợi hơn, đây là “yếu tố quan trọng hàng đầu” trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ BHYT toàn dân.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)