Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội thành phố Sông Công

*) Về kinh tế:

Sông Công là 1 thành phố công nghiệp trẻ với vị trí là trung tâm về kinh tế, văn hóa xã hội tại phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với lợi thế về vị trí địa lý, thành phố Sông Công hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để thu hút đầu tư phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Tại đây còn tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như Điềm Thụy, Yên Bình, Sông Công 1, Sông Công 2, Phổ Yên… thu hút một lực lượng động đảo người lao động đến đây làm việc. Đặc biệt phải kể đến nhà máy Sam Sung chuyên sản xuất linh kiện điện tử cũng được xây dựng gần thành phố Sông Công hiện đang hoạt động rất hiệu quả, đóng góp lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế, văn hóa xã hội cho tỉnh Thái Nguyên.

Từ những điểm mạnh lợi thế sẵn có, thành phố Sông Công đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn, là đô thị bản lề, là trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Theo báo cáo của UBND thành phố Sông Công, năm 2017: “Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.771 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3.259 tỷ đồng (bằng 122% so với kế hoạch); giá trị xuất khẩu đạt 120,2 triệu USD (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2016);giá trị hàng hóa bán lẻ đạt 1.057 tỷ đồng; thu ngân sách ước đạt 571,6 tỷ đồng (tăng 194%); thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4%”.

*) Về văn hóa, xã hội:

- Theo số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2018 dân số thành phố Sông Công là 67.377.000 người. Số dân ở thành thị có 43.433 người, ở nông thôn là 23.944 người. Tại đây, mật độ dân số trung bình là 686 người/ km², cao thứ ba trong tỉnh. Phường Mỏ Chè có mật độ dân số cao nhất lên tới: 3.181 người/km². Đây cũng đồng thời là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp, công ty lớn.

- Trên địa bàn thành phố Sông Công trước đây tập trung chủ yếu là tầng lớp người dân làm nông nghiệp; sau đó vào những năm 70 của thế kỷ XX, với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, trường học nhất là khu công nghiệp Gò Đầm khi được xây dựng lên đã thu hút một lượng người không nhỏ đổ về đây khiến dân cư tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là bộ phận trí thức, cán bộ,, công nhân viên chức từ nơi khác đến học tập, làm việc và xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)