5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện chính sách BHYT còn một số tồn tại, bất cập sau:
- Hoạt động tuyên truyền về BHYT vẫn còn rập khuôn về nội dung truyền tải, chưa đi sâu vào bản chất, tính nhân đạo của BHYT trong việc chia sẻ rủi ro trong cộng đồng.
- Việc khai thác nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, hộ cận nghèo, hộ nông lâm ngư diêm nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và nhóm lao động tại doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
- Một số quy định về quyền lợi của người tham gia BHYT chưa rõ ràng. Quy trình thủ tục trong KCB BHYT; thủ tục chuyển tuyến, thanh toán chi phí KCB BHYT còn rườm rà gây khó khăn đối với người bệnh.
- Mạng lưới đại lý thu còn mỏng, chưa về đến thôn, phố xóm, phần lớn là người kiêm nhiệm nên làm việc chưa hiệu quả, chưa chủ động trong việc
khai thác, phát triển đối tượng tham gia. Một số lãnh đạo địa phương chưa quan tâm sâu sát chỉ đạo việc thực hiện phát triển BHYT toàn dân.
- Tại một số trạm y tế xã vẫn chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ chuyên môn; trình độ của y bác sĩ còn hạn chế; từ đó ảnh hưởng đến sự tin tưởng của nhân dân, gây ra tình trạng vượt tuyến qua stair tại các bệnh viên tuyến trên. Công tác dự phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng chưa được Trạm y tế xã quan tâm đúng mức. Ngoài ra do chính sách đãi ngộ y bác sĩ tại tuyến xã còn thấp, chưa khuyến khích được đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao về công tác tại các trạm y tế xã phường.
- Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật về y tế, song thường xuyên thay đổi. Không ít văn bản ra đời nhưng chỉ tới khi cơ quan BHXH xuất toán thì các đơn vị ở cơ sở mới biết để cập nhật. Cụ thể, như việc thay đổi giá thanh toán BHYT, khi bệnh nhân vào viện vẫn còn áp dụng giá cũ nhưng khi ra viện lại áp dụng giá mới. Trường hợp này bệnh viện phải nhập thanh toán chế độ bảo hiểm bằng phương pháp thủ công chứ không thể sử dụng phần mềm thanh toán.