Định hướng phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố Sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố Sông

4.1. Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố Sông Công

4.1.1. Định hướng phát triển BHYT toàn dân tại BHXH Thành phố Sông Công Công

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22-11-2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Ðó là sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: “sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các ban, bộ, ngành Trung ương trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, đã tạo động lực mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Trên địa bàn địa phương, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của cấp ủy đảng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tạo nên một sự chuyển biến căn bản, toàn diện từ tư duy, ý thức, trách nhiệm và hành động thiết thực, cụ thể đối với các cấp, các ngành trong thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, vì an sinh xã hội và sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội đất nước. Ðồng thời, các yếu tố liên quan mật thiết tới công tác tổ chức thực hiện có nhiều chuyển biến tích cực. Ðó là sự đổi mới mạnh mẽ của ngành y tế từ tinh thần, thái độ phục vụ, đến các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam, từ việc tăng cường truyền thông, mở rộng mạng lưới đại lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng nhanh công nghệ thông tin, đến tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng Quỹ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người tham gia BHYT...”

Đối với ngành y tế: “Cần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, trong từng giai đoạn, ngành y tế luôn phải rà soát, đánh giá thực hiện các nhiệm vụ để rút kinh nghiệm và bài học cho giai đoạn tiếp theo. Trong thời

gian trước, hiện tượng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên xảy ra thường xuyên, trong khi ở tuyến dưới, đặc biệt tuyến y tế cơ sở, hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tập trung hướng về y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe người dân ngay tại nhà, đào tạo bác sĩ gia đình, hướng tới y tế dự phòng…”

Ngành y tế phải thực hiện nhiệm vụ bao phủ BHYT toàn dân, tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế, và làm sao hoàn thiện được hệ thống tổ chức trong ngành y tế, đó cũng là những vấn đề cốt lõi mà ngành y tế cần phải thực hiện ngay để đạt được kết quả về chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn, để tất cả người dân đều được hưởng quyền được chăm sóc y tế bình đẳng và toàn diện.

Đối với ngành BHXH cần thực hiện nhóm giải pháp liên quan đến tăng cường đổi mới đầu tư cơ sở vật chất, làm tốt hơn nữa công tác vận động khai thác người dân tham gia BHYT; kịp thời cập nhật ứng dụng công nghệ mới trong phần mềm giám định, quản lý quỹ BHYT. Phối hợp với các cơ quan hữu quan chủ động xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra; nghiêm túc xử lý sai phạm nếu có trong công tác thu nộp BHXH cũng như với các hành vi trục lợi quỹ BHYT. Triển khai các giải pháp đồng bộ thực hiện hiệu quả Luật BHYT với mục tiêu “Chung tay xây dựng, phát triển BHYT, vì sức khỏe toàn dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 105)