Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2 Các nhân tố chủ quan

*) Nhận thức của người dân về BHYT

Để phát triển BHYT toàn dân, yếu tố thuộc về nhận thức của người dân luôn được quan tâm để có biện pháp tác động hiệu quả. Nhất là việc tập trung nâng cao nhận thức và ý thức của người dân tham gia BHYT, đặc biệt chú trọng đối với nhóm người dân tham gia BHYT hộ gia đình, nông lâm ngư nghiệp, và nhóm lao động ở đơn vị ngoài quốc doanh bởi đây là 1 trong

những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc tham gia BHYT của nhóm đối tượng này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi có nhận thức đúng đắn về BHYT, sẽ thấy rõ sự cần thiết phải tham gia BHYT, từ đó có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người dân. Khi người dân chưa có nền tảng kiến thức cơ bản, những mặt ưu việt, lợi ích của chính sách BHYT mang lại, sẽ không nhận thấy được giá trị chính sách BHYT đem đến cho người dân khi không may rơi vào trường hợp xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến khả năng tài chính của người dân. Thêm vào đó, yếu tố trình độ học vấn cũng sẽ quyết định đến nhận thức, khả năng tiếp cận và sự hiểu biết về chính sách BHYT bị hạn chế.

Thông qua phiếu điều tra thu thập được số liệu điều tra về trình độ học vấn thể hiện như sau:

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của trình độ học vấn và quyết định tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công

Tiêu chí Tổng số người Số người đã tham gia BHYT Số người chưa tham gia BHYT Tần suất % Tần suất % Số người Cấp 1 trở xuống 5 5 100 Cấp 2 26 22 84,61 4 15,39 Cấp 3 84 81 96,42 3 3,58 Cao đẳng, trung học nghề 60 60 100,00 Đại học trở lên 75 75 100,00 Tổng cộng 250 238 95,2 12 4,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Qua bảng dữ liệu trên càng khẳng định sự ảnh hưởng của trình độ học vấn, khả năng nhận thức của người dân sẽ quyết định đến việc có hay không

tham gia BHYT. Ta thấy tỷ lệ người tham gia tăng dần theo trình độ học vấn, càng những bậc học cao, nhận thức tốt, họ có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin lieen quan đến chính sách BHYT; nhận thức giá trị thẻ BHYT mang lại cho bản thân và gia đình họ, tất yếu số lượng người tham gia BHYT sẽ đông đảo hơn. Điều này trái ngược hẳn với bộ phận người dân có trình độ học vấn thấp, điều kiện tiếp cận thông tin bị hạn chế, không được tiếp cận đầy đủ và chính xác nên họ không tham gia. Do vậy muốn nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT hơn nữa, hướng tới bao phủ BHYT toàn dân đòi hỏi ngành BHXH cần có sự phối hợp với ngành giáo dục trong việc nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết cho người dân. Đồng thời, công tác tuyên truyền cần tiến hành sâu rộng hơn, cải tiến hình thức tuyên truyền phong phú, gần gũi, nội dung tuyên truyền dễ hiểu hơn nữa.

Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHYT của người dân:

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công

Tiêu chí Tổng số người Số người đã tham gia BHYT Số người chưa tham gia BHYT Tần suất % Tần suất % Số người Không biết 13 13 100

Nghe nói nhưng không hiểu 33 22 66,67 11 33,33 Có biết 58 48 82,75 10 17,25 Biết khá rõ 71 71 100 Nắm vững 73 73 100 Tổng cộng 250 224 89.6 26 10.4

Theo bảng dữ liệu thu thập được dễ nhận thấy rắng với những người được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác và có sự hiểu biết khá rõ về tính ưu việt của chính sách BHYT, nhận thức được việc tham gia BHYT là yếu tồ cần thiết trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân nói riêng và của cộng đồng xã hội nói chung thì tỷ lệ tham gia BHYT là rất cao, chiếm 100%; số còn lại chưa tham gia BHYT vì còn phụ thuộc vào nhiếu yếu tố khác nhau. Từ kết quả này ngày càng củng cố thêm tầm quan trọng của công tác tuyên truyền mang lại trong việc phát triển BHYT, hướng tới BHYT toàn dân; và từ đó cũng đặt ra thách thức cho ngành BHXH cần có thêm nhiều giải pháp tuyên truyền linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của dân cư trên địa bàn quản lý.

*) Công tác quản lý, phát triển đối tượng và tổ chức thực hiện BHYT toàn dân

Thành phố Sông Công có tỷ lệ người dân tham gia BHYT thuộc nhóm cao so với các địa phương trong tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố đạt mức 97% người dân tham gia.

Thông qua số liệu thu thập được từ báo cáo tổng hợp công tác thu BHYT trên địa bàn thành phố nhận thấy rằng: Hiện nay, số người có thẻ chủ yếu thuộc nhóm người nghèo, cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm nghiệp, phi nông nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Qua rà soát toàn bộ các nhóm đối tượng, BHXH thành phố đánh giá đối tượng vận động khó nhất là nông dân có thu nhập nhưng không muốn tham gia BHYT bởi khi có nhu cầu sẽ đi khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu, được phục vụ chu đáo, chất lượng dịch vụ cao hơn.

Tại thành phố, hiện vẫn còn 5% dân số chưa tham gia BHYT. Số người này thuộc những nhóm đối tượng như: hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên; hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; và nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Qua tìm hiểu tình hình thực tế tại nhóm đối tượng cận nghèo trên địa bàn nhận thấy một bộ phận nhóm người này vẫn còn tâm lý chờ đợi để được hưởng ưu đãi cao hơn; cá biệt vẫn còn hộ muốn được xét là đối tượng người nghèo để được cấp miễn phí thẻ BHYT.

Trong nhóm đối tượng học sinh sinh viên đang có sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia giữa học sinh và sinh viên và giữa các xã phường. Hiện nay, số sinh viên tham gia BHYT đang giữ tỷ lệ thấp hơn với số học sinh. Qua kết quả thu thập từ bộ phận Thu – BHHX thành phố Sông Công cho thấy trong những năm học đầu tiên, số sinh viên tham gia BHYT thường cao hơn so với những năm học sau. Lí do một phần thuộc về điều kiện tài chính, do sinh viên phải tự trang trải các khoản chi cho sinh hoạt nhiều hơn học sinh, cộng thêm tâm lý tuổi trẻ chủ quan về sức khỏe…

Về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình qua 3 năm nghiên cứu nhận thấy nhóm này có tăng qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Một phần do nhận thức của số ít còn hạn chế, số khác chỉ đăng kí tham gia khi đang ốm đau phải điều trị bệnh, ngoài ra do sự thiếu quan tâm sát sao của lãnh đạo xã phường với việc khai thác để mở rộng đối tượng thuộc nhóm hộ gia đình tham gia BHYT…

Qua số liệu thu thập được sẽ dễ dàng so sánh được tỷ lệ người tham gia BHYT hộ gia đình so với tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 như sau:

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ so sánh số dân tham gia BHYT theo nhóm Hộ gia đình so với các nhóm còn lại trong tổng số người tham gia BHYT

từ năm 2016 đến năm 2018

Qua biểu đồ trên thấy rằng, số người dân tham gia BHYT thuộc nhóm Tổ chức BHXH đóng, Ngân sách NN đóng và Ngân sách NN hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao so với tổng dân số tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công. Với đối tượng Hộ gia đình tham gia BHYT tại thành phố Sông Công, tính đến năm 2018 chỉ có hơn 13 nghìn người tự nguyện mua BHYT hộ gia đình, đạt mức 22,60% trong tổng số người tham gia BHYT; mặc dù thành phố có dân số khá đông so với các huyện thị khác trên toàn tỉnh. Thực tế này phản ánh công tác phát triển đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn, tính bền vững chưa cao. Nhiều người mặc dù đã tham gia BHYT năm nay nhưng nếu không bị đau ốm, chưa sử dụng dịch vụ y tế thường lại không muốn tham gia vào năm tiếp theo. Năm 2016 số người thuộc nhóm hộ gia đình tham gia BHYT đạt 8.136 người; đến năm 2017 tăng mạnh lên 12.389 người; song đến năm 2018 mức độ tăng chậm lại, đạt 13.068 người.

Để đạt mục tiêu phát triển BHYT toàn dân, đặc biệt tập trung khai thác nhóm đối tượng tự đóng vào quỹ BHYT, trong thời gian qua BHXH thành phố Sông Công luôn chú trọng khâu mở rộng, phát triển đối tượng; tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đại lý thu BHYT, hướng dẫn quy trình thủ tục nhanh gọn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, BHXH thành phố hiện nay thực hiện cấp mới thẻ BHYT từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Riêng cấp lại thẻ BHYT không thay đổi thông tin được thực hiện trong ngày. Với những trường hợp đặc biệt như người dân đi viện không may mất thẻ hoặc cần điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT, cán bộ BHXH thành phố cũng thực hiện cấp và đổi mới trong ngày cho nhân dân. BHXH tthành phố Sông Công phối hợp với Sở Y tế từng bước khắc phục hạn chế trong công tác khám, chữa bệnh, nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ y tế chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của người dân, nhất là ở khu vực xã vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm đơn vị cố tình nợ đọng BHYT, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người tham gia.

Thời gian tới, BHXH thành phố Sông Công thực hiện củng cố mạng lưới đại lý thu thuộc hệ thống xã, phường và hệ thống bưu điện trên địa bàn, hạn chế tối đa xảy ra tình trạng hoạt động kém hiệu quả, chưa bám sát địa bàn, người dân hiểu chưa thấu đáo về chính sách BHYT. Kịp thời biểu dương khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác vận động người dân tham gia.

3.3. Yếu tố khác ảnh hưởng đến tham gia BHYT

* Thu nhập của người lao động

Với đặc điểm dân cư ở thành phố Sông Công về cơ bản là người dân làm nghề nông nghiệp, đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước đóng; hỗ trợ mức đóng và đối tượng được tổ chức BHXH đóng chiếm 58,8%; số còn lại thuộc nhóm đối tượng hộ gia đình và đối tượng tự đóng BHYT.

Trong thực tế, thu nhập ảnh hưởng đến chi tiêu của mổi hộ gia đình. Khi có thu nhập cao thì nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình cũng sẽ cao lên và ngược lại.

Kinh tế xã hội đất nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của BHYT. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, thay đổi thể chế kinh tế theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa… không chỉ ảnh hưởng đến riêng cuộc sống của NLĐ mà còn là sự thay đổi của nền kinh tế xã hội quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm, nhận thức của NLĐ trên phạm vi vĩ mô.

Nhằm làm rõ ảnh hưởng của thu nhập đến quyết định tham gia BHYT của NLĐ trên địa bàn thành phố Sông Công, phân tích các yếu tố tạo nên thu nhập như: hình thức việc làm, mức độ ổn định của thu nhập, lĩnh vực nghề nghiệp, nơi cư trú.

Qua điều tra khảo sát đối tượng lao động trên địa bàn thành phố, nhóm đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT còn rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đối tượng được khảo sát, số lượng đang tham gia BHYT hộ gia đình chiếm 18,87% trong tổng số người đang tham gia BHYT trên địa bàn thành phố. Vậy yếu tố thu nhập ảnh hưởng ra sao tới quyết định tham gia BHYT của người dân, điều này được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Phân tích cho thấy nhóm có thu nhập khác nhau thì mức sẵn lòng mua BHYT cũng sẽ khác nhau. Với số liệu thu thập được có thể thấy rằng mức thu nhập của người lao động càng thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, dĩ nhiên, nhu cầu tham gia BHYT sẽ không có, do vấy sẽ quyết định không tham gia BHYT, tương ứng với nhóm đối tượng có thu nhập dưới 2 triệu đồng. Với mức thu nhập từ 2.000.000 đến 3.100.000 đồng thì vẫn còn 12,73% người quyết định không tham gia BHYT. Nhưng khi múc thu nhập dần tăng lên

3.530.000 đồng thì tỷ lệ số người sẵn sàng mua thẻ BHYT đạt mức cao hơn, tương ứng với 100%.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Sông Công

Tiêu chí

Tổng số người

Số người đã tham gia BHYT

Số người chưa tham gia BHYT Tần suất % Tần suất % Thu nhập bình quân hàng tháng Dưới 2.000.000đ 13 13 100 Từ 2.000.000 đ đến 3.100.000đ 55 48 66,67 7 12,73 Từ 3.100.000 đ đến 3.320.000 đ 58 55 82,75 3 15,18 Từ 3.320.000 đ đến 3.530.000 đ 50 50 100 Từ 3.530.000 trở lên 74 74 100 Tổng cộng 250 227 90,8 23 9,2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Như vậy, thu nhập của người dân càng tăng thì quyết định tham gia BHYT càng nhiều. Do vậy, việc ban hành và tổ chức thực hiện loại hình BHYT thành công hay không thì yếu tố thu nhập cũng quyết định không nhỏ đến việc phát triển đối tượng tham gia BHYT. Từ đó đặt ra bài toán cho chính quyền địa phương trong việc nâng cao thu nhập hơn nữa cho người dân trên địa bàn; đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình họ.

*) Hoa hồng đại lý thu BHYT

Tính đến hết năm 2018, toàn thành phố có 60 đại lý thu BHYT; 60 điểm thu với 65 nhân viên đại lý thu (trong đó có 12 nhân viên đại lý thu xã, phường, 16 nhân viên đại lý thu bưu điện, 37 nhân viên thu BHYT tại trường học). Tại mỗi điểm thu đã được bố trí đầy đủ bàn ghế, biển hiệu điểm thu,

trang thiết bị làm việc, sổ sách ấn phẩm để phục vụ người tham gia BHYT. Việc hình thành và mở rộng các đại lý thu trên địa bàn thành phố giúp BHXH thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển các đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT, mang lại những hiệu quả tích cực. Các đại lý thu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT, đưa chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Nhân viên đại lý thu luôn bám sát địa bàn, trực tiếp đến từng hộ dân để vận động, nhắc nhở khi thẻ BHYT gần đến thời gian gia hạn. Việc cập nhật, lập danh sách gửi BHXH các huyện để cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT được thực hiện kịp thời; công tác tài chính, quyết toán với BHXH thành phố luôn tuân thủ đúng quy định, không để xảy ra thất thoát.

Các đại lý thu BHYT là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân. Với cơ chế thông qua đại lý thu BHYT ở xã, phường, thị trấn để vận động người dân tham gia BHYT và tạo tâm lý tích cực cho người dân đến mua thẻ BHYT.

BHXH thành phố Sông Công luôn quan tâm đến các cán bộ làm đại lý thu BHXH, BHYT bằng việc liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT không chỉ cho các đại lý thu mới mà còn thường xuyên cập nhật những thay đổi trong văn bản pháp luật về BHYT cho đội ngũ đại lý thu hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 100)