Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Các nhân tố khách quan

*) Hệ thống pháp luật về thực hiện chính sách BHYT

Xác định yếu tố hệ thống pháp luật giữ vị trí then chốt trong quá trình thực hiện chính sách BHYT, trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã ban hành kịp thời quy định về hoạt động đại lý thu BHYT, tạo cơ sở cho việc phát triển và mở rộng hệ thống đại lý thu, từ đó phát triển và làm gia tăng đối tượng tham gia BHYT. Song song đi kèm là một loạt các văn bản quy định về quy trình quán lý thu BHYT cũng được ban hành nhằm tạo điều kiện tối ưu trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam còn ban hành quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, với 3 hình thức thực hiện: giao dịch điện tử, sử dụng dịch vụ bưu chính (doanh nghiệp không phải trả phí) và giao dịch trực tiếp tại bộ phận “một cửa” nhằm cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi đối với người tham gia BHYT.

Thêm nữa, nhiều văn bản cụ thể khác cũng được BHXH Việt Nam ban hành để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển đối tượng tham gia BHYT nhằm đơn giản hóa thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình, hướng dẫn lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình…

Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác nhận thấy còn bất cập như một số văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về BHYT chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đặc biệt là liên quan đến công tác giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT. Một số văn bản hướng dẫn về BHYT liên tục, chồng chéo, chưa rõ ràng, gây lúng túng cho địa phương khi thực hiện. Từ đó, cũng gây ra không ít khó khăn cho BHXH thành phố nói riêng cũng như các cơ quan đơn vị toàn ngành trong việc phát triển BHYT toàn dân.

*) Công tác cải cách hành chính

Để thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người tham gia BHYT, BHXH thành phố đã thực hiện đã giảm thiểu các thủ tục hồ sơ, tích cực thực hiện giao dịch qua hệ thống bưu điện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ như phần mềm thu, in thẻ BHYT, xét duyệt thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; thực hiện giao dịch điện tử đến các đơn vị sử dụng lao động, trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT cho các đơn vị sử dụng lao động qua hệ thống bưu điện để giảm thời gian cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHYT; đối thoại với người dân để trực tiếp giải đáp những thắc mắc về thủ tục giải quyết chế độ chính sách, việc tham gia và hưởng các chế độ BHYT. Tại bộ phận một cửa, niêm yết công khai các biểu mẫu, thủ tục hồ sơ đăng ký tham gia, nội dung hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Cùng với đó, BHXH thành phố Sông Công chú trọng đào tạo nâng cao phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, thái độ lịch

sự, khiêm tốn cho cán bộ làm công tác một cửa, việc nhận và trả kết quả hồ sơ được thực hiện đảm bảo đúng thời hạn, được công dân, tổ chức đánh giá cao. Công tác cấp thẻ BHYT được thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo 100% người tham gia BHYT được cấp thẻ kịp thời, đúng hạn.

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến mức độ hài lòng của người dân trong quá trình làm việc tiếp xúc với cán bộ BHXH tại BHXH thành phố Sông Công được tổng hợp ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về khả năng tương tác của cán bộ BHXH thành phố Sông Công với nhân dân

STT Đơn vị (xã phường)

Chất lượng/hiệu quả giải quyết TTHC của cán bộ BHXH

Thái độ làm việc của cán bộ BHXH

% Hài lòng % Không hài

lòng % Hài lòng % Không hài lòng 1 Bình Sơn 92.11 7.89 96.49 3.51 2 Mỏ Chè 95.98 4.02 96.3 3.70 3 Phố Cò 88.79 11.21 97.02 2.98 4 Vinh Sơn 90.91 9.09 95.84 4.16

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán

Căn cứ theo bảng số liệu trên, người dân đánh giá về khả năng tương tác của cán bộ BHXH tại BHXH thành phố Sông Công theo 2 tiêu chí: Hài lòng và Không hài lòng. Theo số liệu thu thập được nhận thấy: Đối với tiêu chí đánh giá Chất lượng hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ BHXH được người dân tại phường Mỏ Chè đánh giá cao nhất, đạt 95,98% độ hài lòng.

Về thái độ làm việc của cán bộ BHXH; theo kết quả ghi nhận được, được nhân dân phường Phố Cò đánh giá cao nhất, đạt 97,02%; lần lượt tiếp theo là xã Bình Sơn đánh giá 96,49% hài lòng; phường Mỏ Chè 96,3% và cuối cùng là xã Vinh Sơn độ hài lòng của người dân là 95,84%. Do vậy từ kết quả trên nhận thấy công tác phục vụ nhân dân trong quá trình thực hiện giải

quyết chế độ chính sách của cán bộ BHXH tại BHXH thành phố Sông Công được đánh giá rất tốt.

Ngành BHXH nói chung và cơ quan BHXH thành phố Sông Công nói riêng ngày càng nâng cao việc tinh giản thành phần hồ sơ và thủ tục tham gia BHXH làm sao cho người dân đăng ký tham gia ngày càng đơn giản và đúng, đủ tiêu chí đảm bảo về mặt pháp luật. Cùng với đó, BHXH thành phố Sông Công chú trọng đào tạo nâng cao phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, thái độ lịch sự, khiêm tốn cho cán bộ làm công tác một cửa, việc nhận và trả kết quả hồ sơ được thực hiện đảm bảo đúng thời hạn, được công dân, tổ chức đánh giá cao. Khi người dân, tổ chức đến giao dịch, cán bộ phụ trách bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ luôn nhiệt tình hướng dẫn thực hiện đầy đủ, đúng các thủ tục, giải quyết hồ sơ một cách nhanh nhất; trong trường hợp chưa giải quyết kịp thời, cán bộ BHXH thành phố Sông Công đều giải thích, xin lỗi người dân, đồng thời hẹn thời gian sớm nhất đến để giải quyết.

Bên cạnh đó, BHXH thành phố Sông Công còn tích cực thực hiện giao dịch qua hệ thống bưu điện; đôn đốc các đơn vị thực hiện giao dịch qua hồ sơ điện tử, hầu hết các các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm và thực hiện giao dịch điện tử; phối hợp với Bưu điện, UBND các xã, Hội Phụ nữ để mở rộng đại lý thu đến tận các xã, thôn xóm.

*) Công tác tuyên truyền

Nhằm góp phần mở rộng diện bao phủ BHYT, hướng tới BHYT toàn dân, năm 2018, chủ đề truyền thông nhân Ngày BHYT 1/7 là “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở”. Các thông điệp hưởng ứng Ngày BHYT năm nay tập trung vào “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thụ hưởng chính sách BHYT”; “Khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến cơ sở để được chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí khám, chữa bệnh”; “Tập trung nguồn lực cho y tế cơ sở vì mục tiêu phát triển bền vững BHYT cho toàn dân”; “Tham gia BHYT để

bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng”; “Thực hiện BHYT hộ gia đình để chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình” và “Tham gia BHYT là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình”. Với những thông điệp thiết thực và ý nghĩa này, ngày BHYT 01/07 hàng luôn là dịp để tuyên truyền sâu rộng nhằm khuyến khích, vận động nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác BHYT và cán bộ, nhân viên ngành y tế.

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền chính sách BHYT trên địa bàn Thành phố Sông Công giai đoạn 2016- 2018

Nội dung Đơn vị

tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cung cấp văn bản Văn bản 40 52 65

Cung cấp tờ rơi tuyên truyền Ấn phẩm 1.600 1.850 2.200 Biển quảng cáo, pano, áp-

phích Biển 5 8 12

Bài phát trên đài truyền thanh

thành phố Bài 15 20 35

Chi phí cho hoạt động tuyên truyền

Triệu

đồng 45 60 80

(Nguồn: Bộ phận kế toán – BHXH thành phố Sông Công)

Số lượng hoạt động tuyên truyền ngày càng được tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT cho nhân dân, trong đó, tập trung phổ biến các nội dung liên quan đến mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; đồng thời, vận động tuyên truyền các chính sách pháp luật về BHYT.

Hình thức tuyên truyền về BHXH cũng ngày càng phong phú. Ngoài tổ chức hội nghị tuyên truyền, ngành BHXH tỉnh còn tổ chức treo băng-zôn, phát tờ rơi, đăng tải thông tin, tuyên truyền trên các ấn phẩm của Trung tâm Truyền thông tỉnh (báo Thái Nguyên, truyền hình, phát thanh), trên trang thông tin của ngành... Từ đầu năm 2018 đến nay, ngành đã cấp phát trên 300 triệu tờ gấp những điều cần biết về BHYT cho người lao động trong các doanh nghiệp, những điều cần biết về BHYT hộ gia đình, BHXH tự nguyện; hàng trăm tin bài đã được đăng tải trên báo và truyền hình Thái Nguyên, trong đó có cả danh sách những đơn vị nợ đọng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; giải đáp thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN; Đồng thời, BHXH thành phố Sông Công tổ chức treo băng rôn tuyên truyền trên các trục đường chính trên địa bàn huyện cũng như tại trụ sở làm việc của BHXH huyện với các nội dung: “Vì an sinh xã hội, vì hạnh phúc của mỗi nhà, mọi người hãy tham gia bảo hiểm y tế”; “Sức khỏe cộng đồng gắn liền với bảo hiểm y tế toàn dân”… Công tác tuyên truyền BHXH, BHYT, BHTN tại đây còn có sự vào cuộc của Phòng Lao động Thương binh & xã hội, Phòng Tài chính, kho bạc, Bưu điện, Chi cục Thuế...

Năm 2018, BHXH thành phố phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ thành phố tổ chức lớp tập huấn, đối thoại, tuyên truyền Luật BHXH, BHYT cho hơn 100 hội viên cơ sở; đồng thời, phối hợp Sở Y tế tỉnh tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia BHYT và đợt tuyên truyền lưu động gồm xe loa và cờ cổ động chào mừng ngày BHYT Việt Nam 1/7. Cùng với đó, BHXH tỉnh đã phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức 19 cuộc đối thoại, tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho hơn 2.000 người tham dự; phối hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các lớp đối thoại, tuyên truyền chính sách BHYT học sinh cho đối tượng phụ huynh và học sinh, sinh viên nhân dịp năm học mới. Thông qua các buổi đối thoại, tuyên truyền đã từng bước làm

thay đổi rõ rệt nhận thức của các nhóm đối tượng về chính sách BHXH, BHYT; đồng thời là dịp để cơ quan BHXH nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và giải đáp tận tình các khó khăn, vướng mắc của người tham gia liên quan đến chính sách BHXH, BHYT.

Về phía chính quyền, đoàn thể và BHXH các địa phương cũng luôn quan tâm đến hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH. Cán bộ các xã, phường, thị trấn, cán bộ nhân viên BHXH, nhân viên đại lý BHXH còn đến các hộ dân chưa tham gia để vận động, tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT... in ấn các đĩa CD với đầy đủ nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng để chiếu trong các buổi sinh hoạt tập thể tại nhà văn hóa xã, phường, thị trấn...

Với tốc độ phát triển của thông tin công nghệ mới trong tình hình hiện nay, công tác tuyên truyền sẽ được thể hiện qua nhiều kênh khác nhau.

Biểu đồ sau phản ánh hiệu quả của công tác tuyên truyền thông qua các hình thức truyền thông thông qua số liệu tổng hợp từ điều tra và tính toán:

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phản ánh hiệu quả công tác truyền thông BHYT tại thành phố Sông Công

Sau khi thu thập kết quả 250 phiếu điều tra được phát ra, nhận thấy rằng: Việc tuyên truyền thông qua hình thức văn bản, qua các tổ chức Đảng, đoàn thể ở địa phương hiệu quả chưa cao bằng việc truyền miệng trong nhân dân và qua phương tiện thông tin đại chúng. Lí do giải thích điều này là bởi: với hình thức truyền miệng và qua phương tiện thông tin đại chúng sẽ đơn giản, dễ tiếp cận, dễ đi vào lòng người, và dễ tin tưởng bởi vì được truyền trực tiếp từ những người thân nhất. Nguồn thông tin về chính sách BHYT mà người dân có được từ việc nghe người thân, bạn bè, hàng xóm nói lại và qua phương tiện thiết bị truyền thông chiếm tỉ lệ rất cao (44,57%), tương ứng với 173 người. Trong khi đó, nguồn thông tin có được từ văn bản chỉ đạt 2,12%, qua báo đài, pa – nô, áp phích đạt 4,2%. Một kênh nữa cũng rất quan trọng, đó là thông tin về chính sách BHYT mà người dân có được thông qua cơ quan BHXH và tập thể, cá nhân là cộng tác viên đạt có 25,75%, tương ứng với 100 người. Với kết quả này nhận thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ chính cơ quan chuyên môn bắt đầu phát huy một cách tốt hơn.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đã thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật; từ đó góp phần nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức; tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện luật. Từ đó góp phần quan trọng trong việc gia tăng đối tượng tham gia BHYT, hướng tới bao phủ BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 88)