Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển BHYT theo quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển BHYT theo quy mô

- Chỉ tiêu này giúp nhận biết sự biến động về số người tham gia BHYT qua các năm nghiên cứu; số người tham gia tăng mới từng năm, so sánh với tổng số dân trên địa bàn; số lao động đã được tham gia BHYT, số lao động thuộc diện tham gia BHYT nhưng chưa tham gia; sự biến động nguồn quỹ BHYT; đồng thời đánh giá số lượng cơ sở KCH BHYT trên địa bàn. Chỉ tiêu cụ thể là:

+ Số lượng người đã tham gia BHYT/ Tổng số người dân chưa tham gia + Số lượng người có nhu cầu tham gia/Tổng số người dân chưa tham gia + Số lượng người có khả năng tham gia/Tổng số người dân chưa tham gia + Số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT

+ Chỉ tiêu về số thu BHYT cụ thể là: mức đóng góp BHYT hoặc tăng tổng quỹ BHYT.

Để phản ánh sự phát triển nguồn thu Quỹ BHYT, người ta thường dùng chỉ tiêu: Tốc độ phát triển nguồn thu Quỹ BHYT (tT) và mức gia tăng số thu BHYT (DT).

và DT = T1 - T0 Trong đó:

T1: Số thu BHYT năm báo cáo. T0: Số thu BHYT năm trước đó.

Nếu DT > 0 phản ánh nguồn thu Quỹ BHYT có sự phát triển. Nếu DT < 0 phản ánh nguồn thu Quỹ BHYT giảm.

Nếu DT = 0 phản ánh nguồn thu Quỹ BHYT không phát triển.

Tuy nhiên, nếu hiểu trong trạng thái động thì tốc độ phát triển nguồn thu Quỹ BHYT (tT) phải luôn luôn lớn hơn tốc độ phát triển của nguồn chi Quỹ BHYT (tC). Nếu xem xét riêng về số thu, cũng như sự phát triển nguồn thu Quỹ BHYT, sẽ thấy chúng chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố. Vấn đề là phải xác định rõ những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển này.

Với chỉ tiêu này cho thấy mức tăng tổng quỹ BHYT qua các năm, biến động số thu BHYT, so sánh với số chi trả từ quỹ BHYT xem có bội chi hay dư quỹ BHYT hay không. Số thu BHYT ở đây được hiểu là số tiền phải nộp của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia. Chỉ tiêu số thu BHYT dùng để làm căn cứ cho cơ quan BHXH thực hiện chi trả chế độ BHYT; đồng thời đánh giá công tác thu của cơ quan BHXH.

Các nhân tố định lượng là nhân tố trực tiếp tạo thành Quỹ BHYT. Các biến số có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu gọi nguồn thu Quỹ BHYT là (Nt), đối tượng tham gia BHYT là (Đ), mức đóng BHYT là (M) và thời gian tham gia BHYT là (T), có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biến như sau:

Nt = Đ x M x T Trong đó:

Nt: Tổng nguồn thu Quỹ BHYT kỳ báo cáo (biến phụ thuộc). Đ: Tổng số đối tượng tham gia BHYT (biến độc lập).

M: Tổng mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT (biến độc lập). T: Thời gian tham gia của các đối tượng (biến độc lập).

Như vậy, các biến độc lập tác động trực tiếp đến nguồn thu Quỹ BHYT, nếu một trong các biến độc lập tăng thì Nt tăng theo và ngược lại. Đ càng lớn, số thu càng lớn (trong điều kiện M, T không đổi) và ngược lại. M càng lớn, số thu càng lớn (trong điều kiện Đ, T không đổi) và ngược lại. T bảo đảm đủ thời gian trong kỳ báo cáo thì Đ, M tăng tuyệt đối; T không đủ thời gian, nguồn thu cũng bị giảm.

Để phản ánh cụ thể những nhân tố nói trên ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn thu Quỹ BHYT có thể sử dụng các phương pháp như chỉ số, phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh. Các phương pháp nghiên cứu, phân tích trên đều có một điểm chung là nhân tố khác biến động để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của nhân tố nghiên cứu đến nguồn thu Quỹ BHYT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)