5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
“Với mỗi NNT khác nhau, áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau thì việc QLT cũng có những nét khác biệt nhất định. Những nội dung chủ yếu của QLT mà các nước trên thế giới đều áp dụng bao gồm: Đăng ký thuế; kê khai; nộp thuế; hoàn thuế; Thanh tra, Kiểm tra thuế; Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.”
Đăng ký thuế
“Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của NNT, theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan QLT để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.”
“Ngày 22 tháng 5 năm 2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 80/2012/TT-BTC về hướng dẫn Luật quản lý thuế về Đăng ký thuế; Quyết định 329/QĐ-TCT của Tổng Cục thuế về quy trình quản lý đăng ký thuế.”
“Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, năm 2010 thông qua việc áp dụng dùng chung và thống nhất sử dụng trong cả nước Hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp (Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia). Hệ thống này được thực hiện liên thông với Hệ thống thuế trong việc cấp mã số doanh nghiệp và quản lý thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp. Việc liên thông giữa hai hệ thống là
một bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, nâng cao sự minh bạch, giảm thiểu chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia, gia nhập thị trường.”
“Mỗi địa phương đều xây dựng một bộ tiêu thức riêng để phân cấp cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp mới ra thành lập. Tùy vào đặc điểm, tình hình kinh tế chính trị xã hội của từng địa phương, việc xây dựng bộ tiêu thức phù hợp với mỗi địa phương giúp điều tiết, phân bổ và quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ, khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.”
Kê khai thuế, nộp thuế
“Quy trình này được quy định chi tiết trong Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 của Tổng Cục thuế, bao gồm các nội dung:”
“Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế”
“Xử lý hồ sơ khai thuế: Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, nhập liệu HSKT” “Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế (HSKT)”
“Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền của NNT”
“Hiện nay, việc doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN đã giảm thiểu được sự phức tạp so với quy trình quản lý thuế trước đây. Một bước tiến quan trọng nữa trong quy trình cải cách thủ tục hành chính thuế đó là hầu như 100% các doanh nghiệp đã thực hiện kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử nhờ đó giảm thiểu được các thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm được thời gian cho cả cán bộ thuế và NNT. NNT có thể nộp HSKT 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần mà không lệ thuộc giờ làm việc hành chính của cơ quan thuế. Khi nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh được sai sót trong khâu nhập tin, tạo điều kiện cho cơ quan thuế lưu trữ hồ sơ dạng điện tử, tiết kiệm được NSNN trong công tác luân chuyển, lưu trữ hồ sơ.”
“Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp”
“Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.”
“Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
“Hoàn thuế GTGT là một chế định hết sức tiến bộ của Luật thuế GTGT. Tuy nhiên thời gian qua, lợi dụng những chủ trương, chính sách khuyến khích của Nhà nước, hàng loạt các hành vi vi phạm như, gian lận trong lập hồ sơ hoàn thuế, mua bán hóa đơn, chừng từ, xuất khẩu khống hàng hóa… nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, không ngừng gia tăng về tính chất và mức độ vi phạm của các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế và tổ chức, cá nhân đối với các quy định về hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Những hành vi này, đã hạn chế ưu điểm tích cực từ chính sách hoàn thuế GTGT, gây thiệt hại không nhỏ đến việc thu ngân sách nhà nước từ thuế. Đồng thời làm giảm niềm tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính đối với chính sách thuế của nước ta.”
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
“Theo quy định trong Luật Quản lý thuế, Cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần hoặc thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.”
“Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.”
“Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.”
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
“Hàng năm, cơ quan Thuế quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc; thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ thuế để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế.”
“Hiện tại Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ được thực hiện theo quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 và Quyết định 450/QĐ-TCT với các nội dung cụ thể như: Xây dựng chỉ tiêu thu tiền, đôn đốc thu và xử lý tiền nợ thuế, nợ thuế… Đây là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho NSNN.”
Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:
“Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một chức năng quan trọng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung, giảm bớt các sai phạm không cố ý của NNT, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, công tác tuyên truyền hỗ trợ là cầu nối giữa cơ quan thuế và NNT, nó được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Đối thoại, tập huấn, gửi e-mail, giải đáp vướng mắc qua điện thoại...”