CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-
đoạn 2020-2030 và những thuận lợi, thách thức đặt ra đối với quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
Với quan điểm tập trung nguồn lực, đưa Sa Pa trở thành vùng trọng điểm về kinh tế du lịch của tỉnh và quốc gia, ngày 26/9/2016, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 04 về lãnh đạo xây dựng huyện Sa Pa phát triển toàn diện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Lào Cai đó là: Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đưa Sa Pa phát triển toàn diện, trở thành vùng trọng điểm về kinh tế du lịch của tỉnh và quốc gia. Kinh tế du lịch Sa Pa là điểm nhấn, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, thương mại du lịch của tỉnh Lào Cai. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững... Kết quả qua 3 năm triển khai Nghị quyết 04 cho thấy, đến nay, nhiều cơ chế chính sách đang tạo nguồn lực cho Sa Pa phát triển đồng bộ. Cụ thể, về cơ chế đặc thù huy động nguồn lực cho Sa Pa, trong 2 năm 2018, 2019, Sa Pa được cơ chế sử dụng tồn bộ nguồn phí tham quan du lịch cho việc tái đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số thu khoảng từ 40 đến 50 tỷ đồng/năm. Về nhân lực, từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh đã quyết định tăng cường biệt phái cho huyện Sa Pa tổng số 16 cơng chức, viên chức. Trong đó, tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm mà Sa Pa đang thiếu nguồn nhân lực. Các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông - lâm nghiệp cũng được ưu tiên triển khai với nhiều cơ chế chính sách bước đầu đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, thông qua chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh với những ưu đãi phù hợp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chọn Sa Pa là điểm đến, góp phần thúc đẩy du lịch – dịch vụ trên địa bàn. Thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Sa Pa
tăng cao, đạt tỷ lệ trung bình khoảng 23,4%/năm. Tại các địa bàn trọng điểm về du lịch, người dân đã và đang được hưởng lợi trực tiếp khi tăng trưởng lượng khách đến Sa Pa luôn ở mức cao.
Cịn tại các địa bàn khó khăn, nơi mà dịch vụ du lịch chưa thực sự khởi sắc, nguồn lực đầu tư phát triển tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Ở xã Nậm Sài là một ví dụ, từ cơ chế chính sách của huyện và tỉnh, chú trọng khai thác thế mạnh về khí hậu, đất đai, những năm qua, Nậm Sài đã có bước phát triển khá toàn diện. Cùng với ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, tranh thủ tốt nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh, huyện và ngành chức năng thông qua việc triển khai một số mơ hình thử nghiệm mang lại hiệu quả. Ơng Nguyễn Trường Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Sài cho biết: "Chính quyền xã đã xác định, để các mơ hình kinh tế phát triển bền vững, mang lại hiệu quả lâu dài rất cần sự quan tâm sát sao của các cấp ủy chính quyền để từ đó có những định hướng, điều chỉnh kịp thời, được nhân dân đồng thuận cao".
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của tỉnh, việc triển khai Nghị quyết 04 vẫn cịn nhiều bất cập, khó khăn cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ, như: Cơ sở hạ tầng đô thị Sa Pa chưa theo kịp sự phát triển, sự bùng nổ du lịch đang làm cho hạ tầng du lịch quá tải, thiếu bãi đỗ xe tĩnh, hệ thống cấp nước không đủ nhu cầu... Hệ thống cơ sở lưu trú còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao; thiếu các khu nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Cơng tác quản lý điểm đến du lịch tại Sa Pa còn tồn tại nhiều bất cập như: Nạn chèo kéo, bán hàng rong và ăn xin vẫn tiếp diễn. Để đầu tư phát triển Sa Pa thành khu du lịch quốc gia đẳng cấp quốc tế, thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho Sa Pa cần rất nhiều nguồn lực, tuy nhiên nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước ngày càng hạn chế.
diện, tỉnh tiếp tục đề ra 15 nhóm giải pháp từ quy hoạch đến các cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp xử lý tình trạng "quá tải" về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; nâng cao công tác quản lý điểm đến du lịch tại Sa Pa; xử lý căn cơ nạn chèo kéo, bán hàng rong, ăn xin, cải thiện vệ sinh môi trường. Về hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm, tiến độ xây dựng các dự án giao thông đối ngoại. Phấn đấu tăng thu ngân sách tỉnh, ngân sách huyện dành ưu tiên nguồn lực đầu tư cho Sa Pa; tập trung kêu gọi đầu tư các dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tập trung phát triển nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Quan tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch... Để thúc đẩy sự phát triển, bên cạnh nguồn lực thì điều quan trọng là tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị. Đảng bộ và nhân dân huyện Sa Pa quyết tâm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy để kết thúc năm 2019 cơ bản hoàn thành 90% Nghị quyết. Đồng thời, tăng cường công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở và tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân; nhân rộng các mơ hình dân vận khéo; nâng cao chất lượng hoạt động công tác tại cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy dân chủ và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Mục tiêu của huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai là nhằm phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sa Pa khơng chỉ thụ động trông chờ vào nguồn
ngân sách nhà nước mà cần phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh vốn có mà thiên nhiên ưu đãi dành cho địa phương. Cùng với đó, tạo cơ chế cởi mở cho doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, cải tạo, nâng cấp và xây mới điểm kinh doanh trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung về đô thị.