Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trong khâu đăng ký thuế, khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 105 - 106)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh

4.3.2. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trong khâu đăng ký thuế, khai thuế

Để quản lý tốt NNT, trước hết cần phải phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Chi cục thuế và các đội trực thuộc. Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý NNT một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tăng cường cơng tác phân tích, đánh giá cụ thể kết quả thu ngân sách, chỉ rõ những nguồn thu, những đơn vị, địa bàn có số thu thấp, xác định rõ ngun nhân khơng hồn thành dự tốn, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục. Đồng thời chỉ ra những khoản thu, địa bàn còn tiềm năng, để dồn sức chống thất thu, khai thác tăng thu cho NSNN.

Thường xuyên tổ chức xác minh địa điểm kinh doanh của NNT để cấp MST cho doanh nghiệp mới thành lập. Đặc biệt ln ln bám sát tình hình thực tế hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh để kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu như: hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ưu đãi, miễn, giảm thuế, gia hạn nộp thuế GTGT... Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của các doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở NNT.

4.3.2. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trong khâu đăng ký thuế, khai thuế thuế

- Chi cục thuế Sa Pa sẽ quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế bằng cách tăng cường công tác quản lý kê khai thuế đối với người nộp thuế. Tăng cường kiểm tra, rà soát những trường hợp kinh doanh nhưng không đăng ký thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Bên cạnh đó, phải đơn đốc doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT, đảm bảo đúng hạn và hạn chế sai sót. Nếu có sai sót thì phải tiến hành chỉnh sửa kịp thời. Đôn đốc, xử lý nghiêm các trường hợp không nộp chậm tờ khai hoặc nộp chậm tờ khai và báo cáo hóa đơn...;

- Tiếp đó Chi cục sẽ thường xuyên phối hợp các ban ngành trao đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, phối hợp rà soát các đơn vị mới ra kinh

doanh đưa vào quản lý thuế hoặc ngừng nghỉ kinh doanh, thu hồi mã số thuế, đóng mã số thuế. Thường xuyên báo cáo kịp thời tình trạng hoạt động của các tổ chức, cá nhân đối với các ngành Tài chính, Kho bạc, UBND huyện để các cơ quan nắm bắt kịp thời trong công tác quản lý, điều hành thu NSNN.

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ việc tổ chức hướng dẫn kê khai, kiểm tra doanh thu, mức thuế đối với một số hộ và ngành, nghề kinh doanh trọng điểm để đảm bảo chống thất thu cả về doanh thu, mức thuế đối với các hộ kinh doanh khốn thuế.

- Về cơng tác quản lý thu thuế GTGT: Các cán bộ thuế trực tiếp có trách nhiệm đơn đốc doanh nghiệp đăng ký, kê khai nộp thuế đúng hạn. Ngoài ra, cần duy trì, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, trao đổi thơng tin với các cơ quan trong việc thu thập thông tin quản lý NNT; tăng cường phối hợp với ngân hàng thương mại để phát triển hình thức nộp thuế điện tử đơn giản, nhanh, thuận tiện cho người nộp thuế. Các thủ tục hành chính về thuế cần được giảm tải, người nộp thuế khi đến nộp giấy tờ hành chính tại cơ quan thuế phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Cán bộ tiếp nhận thủ tục có trách nhiệm hướng dẫn cho người nộp thuế biết và hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Thực hiện các thủ tục hồ sơ một cách nhanh chóng, tránh gây phiền hà cho người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)