Công tác quản lý Đăng ký thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

3.3.1. Công tác quản lý Đăng ký thuế

Bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được NNT. Thông qua công tác Đăng ký thuế, Chi cục thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp mới thành lập, tạm ngừng, tạm nghỉ kinh doanh, số doanh nghiệp giải thể, phá sản... từ đó giúp cho việc lập kế hoạch thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Bảng 3.5: Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp huyện Sa Pa

Năm Tình trạng doanh nghiệp Đang hoạt động Bỏ địa chỉ kinh doanh Giải thể phá sản Tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn 2016 372 15 23 34 2017 390 27 12 17 2018 428 38 53 54

(Nguồn: Chi cục thuế Sa Pa)

doanh, đăng ký MST, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký của các doanh nghiệp. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở kế hoạch và đầu tư và Chi cục thuế đã giúp cho công tác quản lý NNT được thực hiện một cách đơn giản, giảm bớt thời gian và chi chí quản lý, đồng thời giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ số lượng doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn. Mặt khác, cơ chế này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng được cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký MST để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian và công sức cho các doanh nghiệp.

Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý NNT một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Yêu cầu đối với cơng tác quản lý Người nộp thuế GTGT nói riêng và quản lý thu thuế nói chung là phải thường xuyên nắm chắc số lượng doanh nghiệp trên địa bàn. Muốn vậy, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, với chính quyền địa phương, đồng thời phải thực hiện tốt công tác cấp MST cho NNT cũng như đôn đốc các NNT thực hiện thủ tục đăng ký MST cho các doanh nghiệp vãng lai. Hiện nay các doanh nghiệp do Chi cục thuế huyện Sa Pa quản lý được phân theo bốn khu vực chính là: Doanh nghiệp nhà nước Trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp NQD trong đó khu vực doanh nghiệp NQD chiếm tỷ trọng khoảng 85% trong cơ cấu doanh nghiệp.

Chi cục thuế Sa Pa phân cấp quản lý thu thuế đối với hai đơn vị kiểm tra thuế. Đơn kiểm tra thuế số 1 giúp Chi cục trưởng kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đơn vị kiểm tra thuế số 2 giúp Chi cục trưởng kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với các doanh nghiệp

NQD và đơn vị khác. Chi cục thuế huyện Sa Pa cũng phân cấp nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng khác như: Tuyên truyền hỗ trợ, Kê khai và Kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Thanh tra thuế, Tổng hợp nghiệp vụ dự toán…

Việc phân cấp quản lý như vậy giúp cho cơ quan thuế nắm chắc hơn tình hình về những doanh nghiệp ngừng hoạt động, những doanh nghiệp di chuyển địa bàn, những doanh nghiệp giải thể để thực hiện quyết toán thuế...

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý NNT, Chi cục thuế Sa Pa luôn tuân thủ thực hiện đúng quy trình quản lý NNT theo quy định của Cục thuế, Tổng cục thuế nghiêm chỉnh thực hiện quy trình cấp MST và đảm bảo đúng thời hạn cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, các cán bộ quản lý luôn theo dõi sát sao tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời những doanh nghiệp mới ra kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế để đôn đốc doanh nghiệp thực hiện quy định về đăng ký thuế, nắm bắt những doanh nghiệp tự ý thay đổi địa điểm kinh doanh, trụ sở làm việc mà không khai báo với cơ quan thuế...

Số doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần khơng có số nộp hoặc có số nộp NSNN thấp. Ngun nhân chính là do một số cơ sở kinh doanh thành lập doanh nghiệp theo tính chất phong trào, quy mơ nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý thấp. Trên thực tế, với số lượng các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp NQD ngày càng gia tăng nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, cùng với những khó khăn chủ quan thuộc về nguồn nhân lực quản lý thuế, Chi cục thuế Sa Pa chưa thể kiểm sốt hết tồn bộ hoạt động của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Do đó, việc quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD tập trung chủ đạo vào các đối tượng sau:

Các doanh nghiệp có sự chênh lệnh về thời gian giữa thời gian thực tế kinh doanh và thời gian đăng ký kinh doanh.

hành sản xuất kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh với mục đích chủ yếu là nâng cao lợi nhuận của mình. Bởi vì khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản lệ phí đăng ký kinh doanh, phải nộp một số khoản thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài... Việc tận dụng thời gian chênh lệch trên để trốn chưa đăng ký kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp không phải chi cho những khoản trên mà giành vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tình trạng này diễn ra sẽ làm cho NSNN bị thất thu thuế.

Các doanh nghiệp bỏ, nghỉ kinh doanh: khi các doanh nghiệp bỏ, nghỉ kinh doanh nhưng chỉ thông báo cho cơ quan thuế đóng MST mà khơng hề báo cho cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cũng khơng hề có văn bản thơng báo cho đội quản lý thị trường huyện. Do vậy khi đội quản lý thị trường có kiểm tra thì doanh nghiệp vẫn có đủ giấy tờ hợp lệ mà khơng phải nộp thuế. Thực tế này khơng chỉ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong cơng tác quản lý thu thuế GTGT mà còn làm thất thu cho NSNN.

Trước thực trạng như vậy, trong những năm qua, ngành thuế không ngừng cố gắng bám sát mọi NNT để tránh bỏ sót nguồn thu thơng qua hàng loạt các giải pháp như: thường xuyên bám sát tiến độ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thuế. Phối hợp chặt chẽ với đội quản lý thị trường để phát hiện kịp thời những doanh nghiệp bỏ hoặc nghỉ kinh doanh mà thực tế vẫn kinh doanh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai,... để tuyên truyền các chính sách, chế độ về thuế GTGT để các doanh nghiệp biết và thực hiện nghiêm chỉnh.

Những phân tích cho thấy cơng tác quản lý NNT trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là tương đối tốt. Khơng chỉ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu từ thuế GTGT cho NSNN mà cịn tạo ra mơi trường

sản xuất kinh doanh bình đẳng cho NNT thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)