Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cục

Chi cục thuế huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là địa phương nền kinh tế chậm phát triển, các doanh nghiệp được thành lập ở đây đa số đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ nhận thức của một số chủ doanh nghiệp chưa cao nên việc thực hiện nghĩa vụ người nộp thuế còn có nhiều hạn chế so với một số địa phương khác. Qua xem xét kinh nghiệm trong quản lý thu thuế GTGT tại hai địa phương là Thái Nguyên và Bắc Kạn, hai tỉnh có nhiều điểm tương đồng về phát triển kinh tế xã hội với huyện Sa Pa, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Thường xuyên rà soát, phát hiện những vấn đề vướng mắc về chính sách, quy trình quản lý thuế. Nắm bắt kịp thời các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành có liên quan như Sở Kế hoạch Đầu tư trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.

- Triển khai nghiêm túc cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn qua đó để người nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả SXKD của mình, căn cứ vào những quy định của pháp luật và tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai và nộp thuế vào NSNN và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai. Phát huy có hiệu quả mặt tích cực, hạn chế tối đa các nhược điểm nảy sinh trong quá trình thực hiện kê khai thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

luật thuế vào cuộc sống, muốn vậy phải triển khai đồng bộ tới mọi tầng lớp dân cư, thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, qua hệ thống pano, áp phích, tại các hội nghị tập huấn, tuyên truyền qua các cơ quan đoàn thể.

- Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế, người cán bộ quản lý thuế phải nắm vững các nội dung quản lý, có ý thức trách nhiệm trong việc tư vấn thuế.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, trong quá trình triển khai thực hiện đề tài sẽ trả lời các câu hỏi như:

“- Cơ sở lý luận của quản lý thu thuế GTGT là gì?”

“- Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai?

“- Các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.”

“- Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa.”

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Thông qua các cuốn giáo trình, tài liệu học tập, luận văn khóa trước, tham khảo, bài giảng để thu thập những vấn đề lý luận chung về quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT nói riêng: khái niệm, vai trò, nội dung quản lý thu thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế…

- Thông qua website chính thức của Cục thuế tỉnh Lào Cai http://laocai.gdt.gov.vn để tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của Cục thuế và chi cục thuế.

- Thông qua website của tỉnh Lào Cai để tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua.

- Thu thập số liệu thông qua các văn bản, báo cáo tổng kết của Chi cục thuế huyện Sa Pa, Cục thuế tỉnh Lào Cai về tình hình thực hiện nhiệm vụ công

tác thuế, báo cáo thanh kiểm tra, quyết toán thuế. Đồng thời, thông qua các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như: Chương trình quản lý thuế (QLT), chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế (QTT), chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế (TINC), chương trình quản lý hồ sơ (QLHS), chương trình quản lý ấn chỉ (QLAC), chương trình quản lý thu nợ (QLTN), chương trình phân tích báo cáo tài chính (BCTC)…

Ngoài các kênh thông tin trên, tác giả còn thu thập thông tin từ đa dạng nguồn khác nhau như: các cơ quan hữu quan, báo, đài, internet, truyền hình… để tìm kiếm các thông tin hữu ích phục vụ cho nghiên cứu của mình.

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra gồm: + Doanh nghiệp trên địa bàn

+ Cán bộ, nhân viên tại Chi Cục thuế huyện Sa Pa - Số lượng mẫu điều tra

+ Đối với nhóm doanh nghiệp: Công thức tính kích thức mẫu của Slovin: ) * 1 ( N e2 N n  

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn N= 428 (số lượng Nhà đầu tư/Doanh nghiệp) trên địa bàn huyện, độ chính xác là 91,5%; sai số tiêu chuẩn e = 8,5%,

Áp dụng công thức ta có cỡ mẫu sẽ được tính là 105.

+ Đối với cán bộ, nhân viên Chi cục thuế huyện Sa Pa: số lượng mẫu nhỏ nên tiến hành điều tra tổng thể, cỡ mẫu là 20.

- Hình thức điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi, các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng điều tra.

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,1 – 5,0 Hoàn toàn đồng ý

4 3,5 – 4,0 Đồng ý

3 2,51 – 3,49 Không ý kiến

2 1,80 – 2,50 Không đồng ý

1 1,0 – 1,79 Hoàn toàn không đồng ý Tiến hành tổng hợp thông tin thành bảng biểu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê trong việc phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa …

Bảng thống kê và đồ thị thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu.

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của các kết quả kinh tế xã hội, thực trạng về dân số, lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên và xuyên suốt trong công tác kiểm tra thuế GTGT. Cán bộ thuế đối chiếu

thông tin liên quan đến người nộp thuế từ các nguồn thông tin khác nhau, giữa hồ sơ của người nộp thuế với nhau và giữa các chỉ tiêu trong cùng một hồ sơ thuế với nhau. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu thông tin, đánh giá mức độ trung thực, đồng nhất của việc kê khai thuế. Đối chiếu giữa các hồ sơ khai thuế để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Đối chiếu các chỉ tiêu trong cùng hồ sơ khai thuế GTGT với nhau để xác định tính chính xác của hồ sơ thuế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Việc hiểu rõ các tiêu chí của quản lý thuế tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó sẽ định hướng cho hoạt động quản lý thuế của các địa phương. Cụ thể, quản lý thuế được đánh giá là có hiệu quả tốt phải đảm bảo:

Thứ nhất, quan hệ với NNT phải đáp ứng được yêu cầu:

Cung cấp thông tin cho người nộp thuế một cách thường xuyên, có chất lượng.

Các thông tin được cung cấp liên quan đến văn bản, chính sách, đến tình hình kê khai nộp thuế của NNT với cơ quan thuế, giải đáp các vướng mắc của NNT…Chỉ được sử dụng thông tin người nộp thuế theo đúng phạm vi mà pháp luật cho phép.

+ Áp dụng pháp luật về thuế một cách công bằng, đáng tin cậy và minh bạch. Giải thích cho NNT về các quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ của họ cũng như những thủ tục về khiếu nại và kháng nghị.

Giảm thấp chi phí tuân thủ cho NNT: Xử lý các câu hỏi, yêu cầu và khiếu nại của NNT một cách chính xác và kịp thời.

Thứ hai, quan hệ với cán bộ thuế phải đảm bảo yêu cầu:

Truyền đạt và đề cao các tiêu chuẩn đạo đức đối với công chức, viên chức.

Tuyển dụng và khuyến khích công chức, viên chức trên tiêu chí công bằng, giá trị và bảo vệ họ chống lại sự sa thải độc đoán.

Truyền đạt và đề cao tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ bằng cách đưa ra cơ hội đào tạo hiệu quả cho công chức viên chức thuế, cho phép họ tiếp cận với những vấn đề thuế phức tạp phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa.

Thứ ba, phải đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời nguồn thu cho NSNN dựa trên các công cụ của quản lý thuế là pháp luật, kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác.

Như vậy để đánh giá được hiệu quả quản lý thu thuế ta phải xây dựng một bộ tiêu thức về các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá một cách chân thực, khách quan.

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế GTGT ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng số thuế GTGT so với tổng số nộp NSNN.

“Về cơ bản, tỷ trọng thuế GTGT ngày càng cao trong tổng số thu từ thuế vào NSNN thì hiệu quả thu thuế càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT thì chưa đủ, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi nước ta đang áp dụng lộ trình giảm thuế suất thuế GTGT thì tỷ trọng này có xu hướng ngày càng giảm trong tương lai. Hơn nữa, sự biến động về tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp cũng là nhân tố làm cho chỉ tiêu này không đánh giá đúng bản chất của hiệu quả thu thuế GTGT.

Công thức tính:

Tỷ trọng (A) = Tổng số thuế GTGT thu được / Tổng số thuế nộp NSNN

Khi tình hình kinh tế thuận lợi, hoạt động của các doanh nghiệp được đẩy mạnh thì số thu từ thuế GTGT vào NSNN cao, ngược lại khi tình hình kinh tế

gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, do đó sẽ ảnh hưởng là giảm số thuế GTGT thu được trong giai đoạn này.”

Tổng số thu thuế GTGT trên dự toán pháp lệnh được giao

Mục đích sử dụng của chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm.

Công thức: B = Tổng số thuế GTGT thu được / Tổng dự toán được giao

Chỉ số tuân thủ của NNT

“Bao gồm 2 chỉ tiêu thành phần, phản ánh mức độ tuân thủ của NNT.” “Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm và Số tờ khai thuế chưa nộp trên số tờ khai thuế phải nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm. Việc tuân thủ của NNT trong vấn đề nộp tờ khai ngoài ý thức tự giác của NNT còn bị tác động, ảnh hưởng bởi mới độ sát sao của cán bộ quản lý đối với từng doanh nghiệp, địa bàn mình quản lý. Xác định đúng, đủ, kịp thời số thuế GTGT để kê khai nộp vào ngân sách là yếu tố quan trọng để quản lý nguồn thu cũng như đôn đốc thu thuế, tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.”

Công thức:

C= Tỷ lệ nợ thuế GTGT của NNT/ Tổng số thu thuế GTGT

“Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả thu thuế GTGT càng cao và ngược lại.”

Tỷ lệ số thuế truy thu thuế GTGT sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu thuế GTGT

“Số thuế truy thu sau thanh tra kiểm tra đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế. Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu nội địa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của các cuộc thanh tra kiểm tra, là cơ sở quan trọng để kiểm tra sự tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với sắc thuế GTGT.”

Công thức:

D= Số thuế GTGT truy thu kiểm tra / Tổng thuế GTGT đã thu được

2.3.2. Chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi Cục thuế huyện Sa Pa không thể không kể đến các chỉ tiêu định tính sau:

- Sự hài lòng của NNT khi giao dịch với cơ quan thuế.

- Thuận lợi và khó khăn của NNT khi tiếp cận chính sách thuế mới

- Sự phù hợp của các quy trình Đăng ký thuế, Kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra….

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA,

TỈNH LÀO CAI 3.1. Giới thiệu về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông.

Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.

Huyện Sa Pa là một huyện nằm phía tây tỉnh Lào Cai, bao gồm 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam.

* Địa hình

“Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển. Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:”

“- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)