Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Việc hiểu rõ các tiêu chí của quản lý thuế tốt có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó sẽ định hướng cho hoạt động quản lý thuế của các địa phương. Cụ thể, quản lý thuế được đánh giá là có hiệu quả tốt phải đảm bảo:

Thứ nhất, quan hệ với NNT phải đáp ứng được yêu cầu:

Cung cấp thông tin cho người nộp thuế một cách thường xun, có chất lượng.

Các thơng tin được cung cấp liên quan đến văn bản, chính sách, đến tình hình kê khai nộp thuế của NNT với cơ quan thuế, giải đáp các vướng mắc của NNT…Chỉ được sử dụng thông tin người nộp thuế theo đúng phạm vi mà pháp luật cho phép.

+ Áp dụng pháp luật về thuế một cách công bằng, đáng tin cậy và minh bạch. Giải thích cho NNT về các quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ của họ cũng như những thủ tục về khiếu nại và kháng nghị.

Giảm thấp chi phí tuân thủ cho NNT: Xử lý các câu hỏi, yêu cầu và khiếu nại của NNT một cách chính xác và kịp thời.

Thứ hai, quan hệ với cán bộ thuế phải đảm bảo yêu cầu:

Truyền đạt và đề cao các tiêu chuẩn đạo đức đối với cơng chức, viên chức.

Tuyển dụng và khuyến khích cơng chức, viên chức trên tiêu chí cơng bằng, giá trị và bảo vệ họ chống lại sự sa thải độc đoán.

Truyền đạt và đề cao tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ bằng cách đưa ra cơ hội đào tạo hiệu quả cho công chức viên chức thuế, cho phép họ tiếp cận với những vấn đề thuế phức tạp phù hợp với tiến trình tồn cầu hóa.

Thứ ba, phải đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời nguồn thu cho NSNN dựa trên các công cụ của quản lý thuế là pháp luật, kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác.

Như vậy để đánh giá được hiệu quả quản lý thu thuế ta phải xây dựng một bộ tiêu thức về các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá một cách chân thực, khách quan.

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế GTGT ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng số thuế GTGT so với tổng số nộp NSNN.

“Về cơ bản, tỷ trọng thuế GTGT ngày càng cao trong tổng số thu từ thuế vào NSNN thì hiệu quả thu thuế càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT thì chưa đủ, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi nước ta đang áp dụng lộ trình giảm thuế suất thuế GTGT thì tỷ trọng này có xu hướng ngày càng giảm trong tương lai. Hơn nữa, sự biến động về tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp cũng là nhân tố làm cho chỉ tiêu này không đánh giá đúng bản chất của hiệu quả thu thuế GTGT.

Cơng thức tính:

Tỷ trọng (A) = Tổng số thuế GTGT thu được / Tổng số thuế nộp NSNN

Khi tình hình kinh tế thuận lợi, hoạt động của các doanh nghiệp được đẩy mạnh thì số thu từ thuế GTGT vào NSNN cao, ngược lại khi tình hình kinh tế

gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, do đó sẽ ảnh hưởng là giảm số thuế GTGT thu được trong giai đoạn này.”

Tổng số thu thuế GTGT trên dự toán pháp lệnh được giao

Mục đích sử dụng của chỉ tiêu này nhằm đánh giá cơng tác lập dự tốn thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm.

Công thức: B = Tổng số thuế GTGT thu được / Tổng dự toán được giao

Chỉ số tuân thủ của NNT

“Bao gồm 2 chỉ tiêu thành phần, phản ánh mức độ tuân thủ của NNT.” “Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm và Số tờ khai thuế chưa nộp trên số tờ khai thuế phải nộp đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm. Việc tuân thủ của NNT trong vấn đề nộp tờ khai ngồi ý thức tự giác của NNT cịn bị tác động, ảnh hưởng bởi mới độ sát sao của cán bộ quản lý đối với từng doanh nghiệp, địa bàn mình quản lý. Xác định đúng, đủ, kịp thời số thuế GTGT để kê khai nộp vào ngân sách là yếu tố quan trọng để quản lý nguồn thu cũng như đơn đốc thu thuế, tránh thất thốt cho ngân sách nhà nước.”

Công thức:

C= Tỷ lệ nợ thuế GTGT của NNT/ Tổng số thu thuế GTGT

“Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả thu thuế GTGT càng cao và ngược lại.”

Tỷ lệ số thuế truy thu thuế GTGT sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu thuế GTGT

“Số thuế truy thu sau thanh tra kiểm tra đánh giá mức độ đóng góp của cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế. Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu nội địa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của các cuộc thanh tra kiểm tra, là cơ sở quan trọng để kiểm tra sự tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với sắc thuế GTGT.”

Công thức:

D= Số thuế GTGT truy thu kiểm tra / Tổng thuế GTGT đã thu được

2.3.2. Chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi Cục thuế huyện Sa Pa khơng thể khơng kể đến các chỉ tiêu định tính sau:

- Sự hài lòng của NNT khi giao dịch với cơ quan thuế.

- Thuận lợi và khó khăn của NNT khi tiếp cận chính sách thuế mới

- Sự phù hợp của các quy trình Đăng ký thuế, Kế tốn thuế, thanh tra, kiểm tra….

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA,

TỈNH LÀO CAI 3.1. Giới thiệu về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đơng.

Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đơng giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.

Huyện Sa Pa là một huyện nằm phía tây tỉnh Lào Cai, bao gồm 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam.

* Địa hình

“Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đơng của dãy Hồng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển. Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:”

“- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.”

“- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan

Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.”

“- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.”

* Khí hậu thời tiết

“Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ơn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đơng lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.”

“Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:”

“- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120 C.

“- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.

“- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí tương đối bình qn hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %.

“- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.

“- Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đơng có gió Bắc và Đơng Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s.

“- Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giơng thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ qt ở những khu vực có địa hình cao, dốc.”

“- Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đơng một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió cịn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nơng, lâm nghiệp.”

“Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hồng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nơng lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.”

* Thuỷ văn :

“Sa Pa có mạng lưới sơng suối khá dày, bình qn khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.”

“- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hồng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đơng Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156 km2.”

“- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hồng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.”

“Các suối hầu hết có lịng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dịng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.”

* Tài nguyên

“Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mịn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ.”

“Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sơng, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khống, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40 °C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.”

“Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng lồi và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 lồi chim, thú, bị sát, ếch nhái.”

“Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khống sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.”

Đánh giá chung, điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa rất khá so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước. Với điều kiện địa hình khó khan, sơng suối dày đặc cũng như địa hình nhiều đồi núi, nhiều dân tộc sinh sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số

Huyện Sa Pa có 1 thị trấn và 17 xã là: Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bảo Khoang, Tả Giàng Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán, Bản

Hồ, Thanh Kim,Bản Phùng, Thanh Phú, Suối Thầu, Nậm Sài, Nậm Cang. Huyện Sa Pa được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: Thị trấn Sa Pa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. - Khu vực II: Xã Nậm Cang.

- Khu vực III: Là các xã cịn lại có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Huyện Sa Pa có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống nên phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đơng, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phịng các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)